Trường ĐH Luật TP. HCM công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với 2.100 chỉ tiêu

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Hội đồng tuyển sinh trường ĐH Luật TP. HCM cho biết, trường áp dụng hai phương thức tuyển sinh gồm: Tuyển thẳng, xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và xét tuyển sớm theo đề án tuyển sinh của trường, với 45% chỉ tiêu và phương thức dựa vào xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024 với 55% chỉ tiêu. Trường dự kiến tuyển 2.100 sinh viên.

Phương thức 1: (Tuyển thẳng, xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và xét tuyển sớm theo đề án tuyển sinh của trường): 45% tổng chỉ tiêu.

Phương thức này dành cho đối tượng:
Đối tượng 1 (tuyển thẳng, xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển). Thí sinh thuộc diện "được tuyển thẳng" theo quy định tại khoản 1, Điều 7 của Quy chế tuyển sinh của trường, đăng ký học ngành đào tạo phù hợp với môn đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn Học sinh Giỏi quốc gia, quốc tế do Bộ GD - ĐT tổ chức hoặc cử tham gia; thời gian đoạt giải không quá 3 năm theo quy định của Bộ; và đã tốt nghiệp THPT trong năm 2024.

Cụ thể như sau:
- Môn Văn, Toán và Tiếng Anh: đối với ngành Quản trị - Luật, ngành Quản trị Kinh doanh, ngành Luật, ngành Luật thương mại quốc tế và ngành Ngôn ngữ Anh.
- Môn Tiếng Nhật và Tiếng Pháp: đối với ngành Luật.
- Môn Lý: Đối với ngành Quản trị - Luật, ngành Quản trị Kinh doanh, ngành Luật và ngành Luật Thương mại quốc tế.
- Môn Hóa: Đối với ngành Quản trị - Luật, ngành Quản trị Kinh doanh, ngành Luật.
- Môn Sử: Đối với ngành Luật và ngành Ngôn ngữ Anh.
- Môn Địa: Đối với ngành Luật.

Trường ĐH Luật TP. HCM công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với 2.100 chỉ tiêu ảnh 1

Trường dự kiến tuyển sinh năm 2024 với 2.100 sinh viên.

Đối tượng 2 (xét tuyển sớm):
- Thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tiếng Anh/ hoặc tiếng Pháp/ hoặc tiếng Nhật. Những chứng chỉ này nếu có quy định về thời hạn thì phải còn giá trị đến ngày 30/6/2024.
- Điều kiện về trình độ ngoại ngữ quốc tế đạt tối thiểu:

Đối với tiếng Anh IELTS đạt điểm từ 5.5 trở lên (do British Council (BC) hoặc International Development Program (IDP) cấp); hoặc TOEFL iBT đạt điểm từ 65 trở lên (do Educational Testing Service (ETS) cấp).
Đối với tiếng Pháp (chỉ xét tuyển đối với ngành Luật chứng chỉ DELF đạt từ trình độ B1 trở lên hoặc chứng chỉ TCF đạt điểm từ 300 trở lên/ kỹ năng trở lên. Hai loại chứng chỉ này phải do Trung tâm Nghiên cứu Sư phạm quốc tế (Centre International d'Etudes Pedagogiques - CIEP) cấp.
Đối với tiếng Nhật (chỉ xét tuyển đối với ngành Luật) chứng chỉ JLPT đạt từ trình độ N3 trở lên (do Quỹ Giao lưu quốc tế Nhật Bản (Japan Foundation - JF) cấp, trong kỳ thi năng lực tiếng Nhật).
Ngoài ra, thí sinh có điểm trung bình cộng của 5 học kỳ THPT (gồm năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 năm lớp 12) của 3 môn thuộc tổ hợp đăng ký xét tuyển đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên.
Đối tượng 3 (xét tuyển sớm): Thí sinh học tại các trường THPT chuyên, năng khiếu và các trường THPT có điểm trung bình trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT cao nhất theo danh sách “Các trường THPT thuộc diện được ưu tiên xét tuyển sớm năm 2024 của ĐHQG TP. HCM”.
Điều kiện là phải học đủ 3 năm tại trường, có kết quả học tập từng năm đạt loại Giỏi, điểm trung bình cộng của 3 năm và của 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển từ 24,5 trở lên.

Phương thức 2: Xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024.Chỉ tiêu là 55% trong khi đó, năm ngoái tỷ lệ này là 60%.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Chuyên gia Tâm lý mách nước cho các bạn trẻ nhận biết ‘hội chứng Over thinking’

Chuyên gia Tâm lý mách nước cho các bạn trẻ nhận biết ‘hội chứng Over thinking’

SVVN - ThS Tâm lý Phan Thị Mai Quyên - giảng viên trường ĐH Mở TP. HCM đã có buổi chia sẻ với các bạn học sinh tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên Chu Văn An (Q. 5, TP. HCM) về chủ đề “Over thinking của GenZ: Làm sao để vượt qua?”. Chương trình do báo Tiền Phong phối hợp cùng AIA Việt Nam, trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, trường ĐH Mở TP. HCM và Ngân hàng Nam Á tổ chức ngày 15/5.