HHT - Hằng năm, ngoài học phí thì chất lượng, môi trường giáo dục là vấn đề khiến không ít phụ huynh băn khoăn, e ngại khi tính toán phương án cho con vào lớp 10. Nhiều người cho rằng, ngành giáo dục địa phương nên cung cấp thông tin đầy đủ về các trường để phụ huynh có căn cứ xác đáng, lựa chọn.
HHT - Năm học này, 133.000 học sinh Hà Nội tốt nghiệp bậc trung học cơ sở (THCS) nhưng hệ thống trường trung học phổ thông (THPT) công lập chỉ đảm bảo đủ chỗ học cho khoảng 61% (hơn 81.000 em). Tâm lí người làm cha, làm mẹ ai cũng mong con “có cơ hội” học tiếp nên những ngày này nóng lòng nộp hồ sơ ở 3-4 trường tư khác làm phương án dự phòng.
HHT - Đến thời điểm này, khi các học sinh ở Hà Nội đang chờ đợi Sở GD&ĐT Hà Nội công bố thông tin số môn thi vào lớp 10 THPT công lập năm 2024. Theo đó, nhiều trường đã đưa ra thông báo tuyển sinh sớm từ tháng 3.
HHT - Không đủ quỹ đất để xây trường là một trong những khó khăn mà chủ các trường ngoài công lập tại TPHCM đang gặp phải. Nội dung này được đại diện nhiều cơ sở giáo dục ngoài công lập phản ánh tại cuộc đối thoại với Sở GD&ĐT TPHCM, chiều 6/10.
HHT - Không đủ điểm đỗ vào lớp 10 các trường công lập nội đô Hà Nội, hàng chục học sinh chọn trường có điểm chuẩn thấp nhất thành phố, cách nhà gần trăm cây số. Các em sẽ phải chịu cảnh sống xa nhà, thuê trọ một mình.
HHT - Hàng loạt dự án đô thị nhiều năm qua mới lo xây nhà để bán mà “bỏ quên” trường học. Trong khi đó, nhiều cơ quan chức năng thiếu quyết liệt trong xử lý trách nhiệm của nhà đầu tư, thúc đẩy xây dựng mạng lưới các trường...
HHT - Ngay khi Sở GD&ĐT Hà Nội công bố điểm chuẩn, các trường THPT ngoài công lập, trường chất lượng cao cũng công bố điểm trúng tuyển năm học 2023 - 2024 với mức điểm tăng so với năm ngoái.
HHT - Các trường tư thục nổi tiếng như Nguyễn Siêu, Marie Curie, Đoàn Thị Điểm,.. đã thông báo chỉ tiêu, hình thức tuyển sinh lớp 1 năm học 2022-2023. Theo đó, có trường tuyển sinh theo hình thức thi tuyển, có trường theo hình thức qua ngày trải nghiệm.
HHT - Xác định không cho con học trường công, không ít phụ huynh đăng ký trường tư với mức học phí hàng trăm triệu đồng/năm. Tuy nhiên, những trường có tiếng thì chỉ tiêu tuyển sinh ít, trong khi lượng hồ sơ đăng ký đầu vào cao.
HHT - Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước Nguyễn Văn Lợi vừa đề nghị Sở Giáo dục-Đào tạo tỉnh này xem xét, báo cáo liên quan đến phản ánh của phụ huynh học sinh về chênh lệch học phí giữa các trường học trên địa bàn.
HHT - Thời điểm này, phụ huynh ở Hà Nội lại “nóng” câu chuyện chọn trường đầu cấp cho con. Lựa chọn trường công hay tư luôn là bài toán khiến phụ huynh phải “cân não” tính toán.
Những nhân sự từ trường công chuyển qua trường tư làm lãnh đạp một phần đã nghỉ hưu theo chế độ, tuy nhiên xét theo học hàm, học vị họ vẫn có quyền công tác ở trường công từ 7-10 năm.
HHT - Theo hướng dẫn của Sở GD&ÐT Hà Nội, từ ngày 1-9/7, học sinh mầm non, tiểu học, THCS sẽ đăng ký tuyển sinh trực tuyến vào tất cả các trường công lập. Sau 3 năm thực hiện, đến nay ngày càng nhiều phụ huynh lựa chọn phương thức đăng ký nhanh, gọn này. Trong khi đó, một số phụ huynh khác khá chật vật đưa con đi “ứng thí” nhiều trường tư để giành một suất học.
HHT - Chỉ ra đời khoảng trên dưới 10 năm lại đây, hệ thống trường phổ thông ngoài công lập tại TT-Huế vốn đã ít, nay đứng trước nguy cơ phải ngưng hoạt động, do gặp quá nhiều khó khăn về tuyển sinh.
HHT - Mùa tuyển sinh năm nay, bên cạnh những trường công tên tuổi đứng ngôi đầu bảng về độ khó, một số trường dân lập cũng cao giá không kém. Nhiều phụ huynh sẵn sàng đầu tư cho con em mình được học các trường dân lập chất lượng cao…
HHT - Ngày 6/8, ngày thứ 6 xét tuyển đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) đợt 1 tiếp tục cho thấy sự chênh lệch hồ sơ xét tuyển (HSXT) giữa trường công lập và ngoài công lập. Tại một số trường công lập, lượng hồ sơ nộp vào đã vượt chỉ tiêu trong khi các trường ngoài công lập rất lèo tèo.
Ông chủ quán phở chỉ có một mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận và để có lợi nhuận đó, ông ta phải nấu cho ngon, phục vụ cho tử tế. Trường ĐH vì lợi nhuận về bản chất là một doanh nghiệp và mục tiêu của nó cũng không khác.
Theo quy chế về trường đại học tư thục, chủ tịch Hội đồng quản trị được quyền quản trường và được kiêm nhiệm cả chức vụ hiệu trưởng. Vì thế, không ít trường ĐH tư đã không cần tới vai trò của hiệu trưởng, nhiều trường không có cả vị trí này.
HHT - Trường đại học cao đẳng ngoài công lập chiếm 22% tổng số trường, 14,4% tổng số sinh viên của cả nước. Đáp ứng nhu cầu học tập của đông đảo thanh niên, những trường tư thục này không bị coi là nhỏ (con số) và nhẹ (vai trò). Thậm chí, nhiều trường tư từng trở thành kiểu mẫu và là mơ ước của trường công trong thời gian dài.
TP - Ngày 10/12, ông Lê Anh - Chủ tịch UBND quận Hải Châu (TP Đà Nẵng), cho biết: Thành ủy vừa có ý kiến, chỉ đạo quận ủy, UBND quận ngưng chủ trương “xã hội hóa” trường Mầm non Tiên Sa; đồng thời yêu cầu UBND quận trước ngày 12/12 có báo cáo đầy đủ vụ việc, gửi thành phố xem xét, quyết định.
TP - Quận ủy Hải Châu (Đà Nẵng) vừa có văn bản thống nhất đề xuất của UBND quận về việc xã hội hóa Trường Mầm non công lập Tiên Sa, giao Cty CP Lương thực Đà Nẵng xây dựng đề án, trình thành phố phê duyệt. Trước đó, từ năm 2011, công ty này có công văn gửi UBND TP Đà Nẵng, UBND quận Hải Châu xin tham gia đầu tư xã hội hóa trường mầm non này.
Thực trạng không tuyển được người học, đóng cửa ngành học, giải thể, sáp nhập, bán trường... của nhiều trường ĐH, CĐ, trung cấp ngoài công lập đang là lời cảnh báo chung cho sự nở rộ chưa gắn với chất lượng của các trường.
TPO- Trước kiến nghị của Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập, Thủ tướng giao Bộ GD&ĐT làm việc với Hiệp hội và thống nhất đề xuất với Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết.
Nhiều chuyên gia cho rằng chính sách ưu tiên tuyển sinh vừa được Bộ GD-ĐT công bố (“Thí sinh ba khu vực khó khăn được hưởng ưu tiên”) trong thời điểm này chỉ là giải pháp tình thế.
TP - Trong khi nhiều trường công lập còn đang mở các đợt xét tuyển bổ sung, thì nhiều trường ĐH tư, ngoài công lập trên địa bàn Đà Nẵng đã “đầy” chỉ tiêu.