Từ áo Gucci đến áo khoác của Beyoncé: Giới thời trang liên tục mắc lỗi về sự phân biệt đối xử

Từ áo Gucci đến áo khoác của Beyoncé: Giới thời trang liên tục mắc lỗi về sự phân biệt đối xử
HHT - Thời trang là nghệ thuật, và nghệ thuật thì luôn có nhiều ý kiến trái chiều gây ra tranh cãi. Nhưng từ khi nào mà các thương hiệu thời trang trở thành tiền đề cho sự phân biệt đối xử?

Thời trang là nghệ thuật, và nghệ thuật thì luôn có nhiều ý kiến trái chiều gây ra tranh cãi. Nhưng từ khi nào mà các thương hiệu thời trang trở thành tiền đề cho sự phân biệt đối xử? Gần đây nhà thiết kế thời trang Gucci đã châm ngòi cho một cơn bão lửa bằng cách bán một chiếc áo len Balaclava màu đen mà nhiều người nói mang biểu tượng phân biệt chủng tộc, bức tranh biếm họa người dân da đen.

Hình ảnh chiếc áo len Gucci đang gây ra tranh cãi trong thời gian gần đây

Và gần đây, Prada cũng phải đối mặt với phản ứng dữ dội từ dư luận sau khi tung bán những chiếc móc khóa hình mặt khỉ, mà nhiều người coi đó là một thiết kế chế giễu, nhạo báng những người dân da màu.

Hình ảnh chiếc móc khóa hình mặt khỉ của hãng Prada cũng bị cho là chế nhạo những người da màu

Sự tức giận đối với BlackFace và chế giễu chủng tộc thậm chí còn trở nên dữ dội hơn khi mà một số nhà chính trị gia Virginia cũng đã từng mặc trang phục có hình BlackFace. Dưới đây là những thương hiệu cũng như người nổi tiếng cũng đã từng gặp phải điều tương tự như vậy.

Trước hết chính là hãng thời trang H&M. Vào tháng một năm 2018, H&M đã tung ra một hình ảnh để quảng bá sản phẩm, đó là hình ảnh một đứa trẻ da đen mặc chiếc áo nỉ hoodie màu xanh lá cây với dòng chữ “Chú khỉ ngầu nhất trong rừng”. Và trong lịch sử thì khỉ là một trong những loài chống lại những người da đen, da màu. Chính vì vậy mà họ đã phải đưa ra lời xin lỗi và xóa quảng cáo khỏi trang web của mình ngay sau đó.

Ngay sau khi đăng tải hình ảnh này thì hãng thời trang H&M đã phải xin lỗi và gỡ bỏ ngay sau đó.

Tiếp đó là hãng thời trang cao cấp Moschino. Một cựu nhân viên của cửa hàng ở West Hollywood, California, đã đâm đơn kiện công ty này vì sự phân biệt chủng tộc. Theo nhân viên này, một giám sát viên của cửa hàng sẽ gọi khách hàng da đen là “Serena”, và ra lệnh cho nhân viên theo dõi chặt chẽ nếu họ không đeo kim cương hoặc mặc quần áo hàng hiệu khi mua hàng.

Từ áo Gucci đến áo khoác của Beyoncé: Giới thời trang liên tục mắc lỗi về sự phân biệt đối xử ảnh 4

Hay một trong những chiếc áo khoác của nhà thiết kế hãng thời trang Moncler đã bị xem xét và để ý vì chiếc áo khoác có thiết kế giống như hình ảnh Sambo. Thế nhưng hãng này đã tự bào chữa để bảo vệ mình bằng cách nói rằng hình ảnh thực sự là khuôn mặt của nhân vật chim cánh cụt chứ không phải là Sambo như nhiều người nghĩ.

Từ áo Gucci đến áo khoác của Beyoncé: Giới thời trang liên tục mắc lỗi về sự phân biệt đối xử ảnh 5

Hay câu chuyện Port 1961, một thương hiệu thời trang cao cấp có trụ sở tại Canada, đã tìm thấy trong một buổi quan hệ công chúng, khi những người mẫu da đen với những chiếc áo len thể thao bước xuống dưới đường và nói rằng: Không còn vấn đề sắc tộc, chỉ còn tình yêu - “Every Colour Matters - and Only Love Matters”.

Cũng như vậy, Beyoncé đã được gây sự chú ý bởi chiếc áo khoác SamBo.

Từ áo Gucci đến áo khoác của Beyoncé: Giới thời trang liên tục mắc lỗi về sự phân biệt đối xử ảnh 6

Trong buổi diễn ra sự kiện All-Star Weekend 2015, Beyoncé đã bị phát hiện ra rằng việc cô mặc chiếc áo khoác cho hãng thời trang LaForge. Chiếc áo ấy có hình vẽ một chú hề đang cười và một số người cho rằng hình ảnh ấy giống với hình ảnh nhân vật Sambo

BlackFace. Chiếc áo ấy có giá là 320 đô la (khoảng 8.000.000 đồng tiền Việt Nam).

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm