Từ cuộc tranh luận “đánh vần lạ”: Thay đổi đáng giá bao nhiêu?

Từ cuộc tranh luận “đánh vần lạ”: Thay đổi đáng giá bao nhiêu?
HHT - Từ câu chuyện cả mạng xã hội như “lên đồng” vì câu chuyện “học đánh vần lạ”, có thể thấy thay đổi vẫn là một thử thách khó khăn với nhiều người.

Trong cuốn sách Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, tác giả Rosie Nguyễn có một câu như thế này: “Nếu bạn muốn có một kết quả khác, hãy thử hành động khác đi”.

Từ cuộc tranh luận “đánh vần lạ”: Thay đổi đáng giá bao nhiêu? ảnh 1
Bộ sách Tiếng Việt Tập 1 của chương trình Công nghệ giáo dục bỗng trở thành tâm điểm của một "cơn bão" truyền thông

Không chỉ có một con đường để đến đích

Cách phát âm “lạ” của chương trình Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục đang được thí điểm với trên 800.000 học sinh tại 49 tỉnh/ thành thật ra không hề mới mà đã được áp dụng 40 năm qua ở những quy mô khác nhau. Đây là công trình nghiên cứu cấp quốc gia do GS. Hồ Ngọc Đại thực hiện trong chương trình Công nghệ Giáo dục.

Phản ứng dữ dội của cộng đồng mạng về các đánh vần tiếng Việt hay cách dạy đọc phát âm chữ cái của chương trình Công nghệ giáo dục chủ yếu đến từ những người chưa hề trải nghiệm phương pháp này. Câu hỏi mọi người đặt ra là: “Với cách học cũ tôi biết đọc biết viết, thì tại sao lại phải thay đổi?”

Chị Thu Hà - tác giả cuốn Con nghĩ đi mẹ không biết cho rằng: “Nhiều bạn cứ chất vấn là tại sao phải cải cách, cải tiến, cải lùi? Ừa đúng là giáo dục Việt Nam cũng ít điểm sáng để mà tin thật, nhưng chả lẽ vì nó từng cải cách dở nên giờ ta bắt nó đứng yên không được nghĩ nữa, ko được vận động nữa!

Bạn có thấy tới giờ này Việt Nam vẫn còn rất rất nhiều người viết sai chính tả không? Có thấy đã có hàng triệu phụ huynh lớp 1 lo lắng phải cho con đi học thêm, học trước từ mẫu giáo ko? Báo chí năm nào cũng đưa tin về có những HS lớp 6 ko biết đọc thông thạo và phải sáng học lớp 6, chiều học lớp 1 không?

Nếu chúng ta chưa hài lòng với giáo dục Việt Nam, thì tại sao lại ngăn trở việc nó ra thêm 1 phương pháp dạy học khác phương pháp cũ?”.

Từ cuộc tranh luận “đánh vần lạ”: Thay đổi đáng giá bao nhiêu? ảnh 2
Thầy Hồ Ngọc Đại giải thích về phương pháp học đằng sau bộ sách Công nghệ giáo dục - Công trình nghiên cứu cấp quốc gia của thầy.

Cả hai chương trình cho dù có cách tiếp cận và hình thức khác nhau nhưng đều hướng tới mục tiêu cuối: Dạy cho học sinh tư duy về ngôn ngữ và khả năng nói tiếng mẹ đẻ. Nên nếu đánh giá, hãy căn cứ vào kết quả thu được từ học sinh, thay vì so sánh từng điểm khác biệt.

Một thạc sĩ ngôn ngữ học, giảng viên khoa Ngữ văn của ĐHSP TP.HCM, chia sẻ với HHT: “Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội, vì vậy mọi thay đổi về ngôn ngữ đều sẽ gây phản ứng trong dư luận. Nhiều phụ huynh phản ứng tiêu cực với cách đánh vần “lạ” vì họ không quen với cách tiếp cận của chương trình này, nhưng không có nghĩa cách tiếp cận đó là sai.”

Vì sao phải sợ thay đổi?

Cơn bão phản đối kịch liệt bùng lên chỉ từ một vài tấm ảnh chụp lại một số trang sách của sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục kèm bình luận từ góc nhìn cá nhân một phụ huynh đăng trên Facebook. Vậy mới thấy trong thời đại mạng xã hội, chúng ta phải tự rèn luyện tư duy độc lập chứ không thể để bản thân bị cuốn vào những dòng chảy hỗn độn của những thông tin bị cắt xén và các quan điểm chủ quan.

Mọi sự thay đổi đều có vẻ đáng sợ. Vì sao? Vì thay đổi kéo chúng ta ra khỏi vùng an toàn bấy lâu. Thế nhưng nếu không có thay đổi, 100 năm nữa, các thế hệ sau vẫn than trách về những vấn đề như chúng ta hiện nay và không có khả năng thích nghi với những thay đổi từ môi trường bên ngoài.

Từ cuộc tranh luận “đánh vần lạ”: Thay đổi đáng giá bao nhiêu? ảnh 3
Anh Trần Thăng Long - cựu học sinh chương trình Công nghệ Giáo dục

Anh Trần Thăng Long - CEO của QUAD Entertainment chia sẻ kinh nghiệm từ bản thân: “Khi các bạn còn trẻ, có rất nhiều điều cần học mà sách giáo khoa không kịp dạy. Chẳng hạn như với mỗi một thông tin mới, hãy đọc kĩ, tìm hiểu ngon nguồn thông tin thật giả trước khi chia sẻ và phát biểu. Hãy luôn có chính kiến riêng và cảnh giác với xúc cảm đám đông. Các bạn thật ra không cần biết đó là điều cũ hay mới mà phải quan trọng đó là điều đúng. Luôn có nhiều hơn một lối đi, một phương pháp để giải quyết vấn đề, để đến nơi cần đến”.

Thay đổi hoặc bị đào thải

Quy luật tất yếu của lịch sử là vận động đế tiến lên. Trong thời đại phát triển của máy móc và công nghệ 4.0, thay đổi sẽ liên tục diễn ra và chúng ta phải là người nắm bắt những thay đổi đó.

Doanh nhân Jack Ma đã phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế thế giới năm 2018 rằng: “Nếu chúng ta không thay đổi cách ta dạy học, chúng ta sẽ gặp rắc rối trong 30 năm tới. Những thứ ta dạy con trẻ hiện tại là những thứ kiến thức từ 200 năm trước - nó chỉ là kiến thức nền. Và nắm giữ kiến thức đó trong tay, ta không thể nào đấu lại những máy móc thông minh được nữa”.

Để tồn tại và phát triển, thế hệ trẻ chúng ta phải chủ động trước những thay đổi. Vì thế trước mỗi “cơn bão” kiểu này từ truyền thông, hãy khoan đặt tay lên bàn phím để bình luận, hãy đặt ra những câu hỏi cho bản thân và Google tìm hiểu thật kỹ đã bạn nhé!

Theo Trích HHT 1275
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Dubai cảnh báo khẩn vì bất ngờ hứng lượng mưa bằng 2 năm chỉ trong một ngày

Dubai cảnh báo khẩn vì bất ngờ hứng lượng mưa bằng 2 năm chỉ trong một ngày

HHT - Bình thường vẫn nóng và khô theo kiểu sa mạc, thậm chí vài hôm trước vẫn rất nóng bức, nhưng rồi thành phố Dubai (UAE) bất ngờ có mưa to. Mưa nhiều đến mức lượng mưa trong một ngày bằng tổng lượng mưa ở đây trong 2 năm, gây rất nhiều khó khăn cho cuộc sống của người dân vốn không quen với mưa thế này.
Cùng ở miền Bắc nhưng nhiệt độ tại Sơn La lại chênh lệch rất lớn so với Hà Nội

Cùng ở miền Bắc nhưng nhiệt độ tại Sơn La lại chênh lệch rất lớn so với Hà Nội

HHT - Nắng nóng tiếp tục diễn ra gay gắt tại nhiều nơi trên cả nước, trong đó có các tỉnh Tây Bắc Bộ. Tại Yên Châu (Sơn La), mức nhiệt đo được lúc 13h lên đến 41,7 độ C. Trong khi đó, Đông Bắc Bộ có nền nhiệt duy trì ngưỡng cao nhất khoảng 29-32 độ C. Vì sao lại có sự khác biệt rõ rệt này?