Từ trường - "chiếc khiên bảo vệ" Trái Đất đang yếu dần đi: Điều này nguy hiểm thế nào?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Một nghiên cứu mới của Đại học Liverpool (Anh) đã cho thấy rằng từ trường của Trái Đất - một trong những yếu tố nuôi dưỡng sự sống - đang yếu dần đi. Điều này có ý nghĩa thế nào đối với con người như chúng ta?

Từ trường của Trái Đất được coi là một yếu tố cơ bản và rất, rất quan trọng đối với sự sống của con người. Nhiều nhà khoa học còn ví von rằng, chúng ta nên coi nó là “công cụ” không thể thiếu trong “hộp dụng cụ sống còn” của hành tinh.

Nói như vậy là vì từ trường Trái Đất bảo vệ chúng ta khỏi những “luồng” bức xạ chết chóc từ vũ trụ. Không những thế, nó còn giúp duy trì nước ở dạng lỏng, nhờ đó mà động vật, thực vật mới sống được.

Tuy nhiên, một đội ngũ các nhà nghiên cứu của ĐH Liverpool (Anh) đã xem xét các mẫu đá lấy từ dung nham núi lửa ở Scotland và so sánh dữ liệu của nhiều năm để thấy rằng, từ trường nuôi dưỡng sự sống này đang yếu đi.

Từ trường - "chiếc khiên bảo vệ" Trái Đất đang yếu dần đi: Điều này nguy hiểm thế nào? ảnh 1

Hình ảnh minh họa việc từ trường Trái Đất bị "công phá" bởi các hạt năng lượng từ Mặt Trời. Ảnh: ESA Medialab.

Từ trường Trái Đất được cho là sinh ra từ lõi Trái Đất - nơi chứa sắt và các kim loại khác nóng chảy. Nó cũng giúp bảo vệ hành tinh của chúng ta trước các bức xạ có hại của Mặt Trời. Việc từ trường Trái Đất yếu có thể gây ra hậu quả lớn và nghiêm trọng. Chẳng hạn, các nhà khoa học tin rằng, sự kiện tuyệt chủng Devon muộn - một sự kiện bí ẩn xảy ra khoảng 360 triệu năm trước, được coi là một trong 5 sự kiện tuyệt chủng lớn nhất trong lịch sử sinh học của Trái Đất, làm mất đa dạng sinh học - chính là do từ trường Trái Đất suy yếu, khiến cường độ tia UVB tăng vọt.

Từ trường - "chiếc khiên bảo vệ" Trái Đất đang yếu dần đi: Điều này nguy hiểm thế nào? ảnh 2

Từ trường giúp bảo vệ hành tinh của chúng ta trước các bức xạ có hại của Mặt Trời. Ảnh minh họa: Somag News.

Tức là, khi từ trường Trái Đất suy yếu thì đời sống của cả con người, động vật, thực vật đều bị ảnh hưởng, bởi sự suy yếu này khiến gia tăng bức xạ tia cực tím có thể gây hư hại và đột biến gene. Một số nhà nghiên cứu còn tin rằng tàu vũ trụ bay trong vùng có từ trường yếu cũng dễ gặp sự cố kỹ thuật hơn. Bởi vậy, nhiều nhà khoa học luôn theo dõi từ trường trong nhiều năm qua.

Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên lo sợ, bởi ĐH Liverpool nói rằng, từ trường Trái Đất dường như mạnh yếu theo chu kỳ, và mỗi chu kỳ thì cực dài, những… 200 triệu năm. Và theo tính toán thì từ trường đó sẽ đạt đến mức yếu nhất sau khoảng 80 triệu năm nữa. Lúc đó, con người có lẽ đã trở thành giống loài liên hành tinh rồi.

Từ trường - "chiếc khiên bảo vệ" Trái Đất đang yếu dần đi: Điều này nguy hiểm thế nào? ảnh 3

Tàu vũ trụ bay trong vùng có từ trường yếu cũng có thể dễ gặp sự cố kỹ thuật hơn. Ảnh minh họa: UPI/ Alamy Stock Photo.

Còn chúng ta bây giờ có thể tự bảo vệ mình bằng cách nếu đi ra ngoài thì mặc trang phục thật kín để tránh tác hại của các tia cực tím thôi.

Từ trường - "chiếc khiên bảo vệ" Trái Đất đang yếu dần đi: Điều này nguy hiểm thế nào? ảnh 7
Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Yagi ở châu Á, Boris ở châu Âu, Helene ở Mỹ: Tại sao tháng 9 này nhiều bão mạnh?

Yagi ở châu Á, Boris ở châu Âu, Helene ở Mỹ: Tại sao tháng 9 này nhiều bão mạnh?

HHT - Chỉ trong tháng 9, chúng ta đã chứng kiến siêu bão Yagi mạnh hiếm có ở Biển Đông, bão Boris gây mưa kỷ lục ở nhiều nước châu Âu và vừa rồi là bão Helene tàn phá nhiều bang ở nước Mỹ. Có phải Trái Đất đã có một tháng 9 nhiều mưa bão hơn bình thường, và lý do có phải chỉ là biến đổi khí hậu?
Bão Krathon rất mạnh được dự báo đi vào Biển Đông, liệu có thành cơn bão số 5?

Bão Krathon rất mạnh được dự báo đi vào Biển Đông, liệu có thành cơn bão số 5?

HHT - Cơn bão ở gần Philippines và Đài Loan (Trung Quốc), tên quốc tế là bão Krathon, hiện được dự báo là sẽ vòng vào Biển Đông. Như vậy là đường đi của nó hơi khác so với nhận định ban đầu của các cơ quan khí tượng. Bão Krathon rất mạnh, gần bằng bão Yagi. Liệu nó có trở thành cơn bão số 5 hay không?
Trùng hợp khó tin giữa bão Helene 2024 và bão Helene 1958: Tăng cấp cùng một ngày

Trùng hợp khó tin giữa bão Helene 2024 và bão Helene 1958: Tăng cấp cùng một ngày

HHT - Cơn bão Helene với sức gió 225 km/h vừa đổ bộ bang Florida (Mỹ). Có một sự trùng hợp khó tin là đúng 66 năm trước, vào đúng ngày này, một cơn bão khác cũng tên Helene cũng đã đạt cường độ ngang với bão Helene hiện tại và gây thiệt hại lớn ở Mỹ. Sự trùng hợp này thực sự giống như sự lặp lại của lịch sử.
Bão Helene đổ bộ nước Mỹ: Cơn bão hung dữ nhất lịch sử, nước ngập mênh mông

Bão Helene đổ bộ nước Mỹ: Cơn bão hung dữ nhất lịch sử, nước ngập mênh mông

HHT - Cơn bão Helene đã vừa đổ bộ bang Florida (Mỹ) và nó được gọi là “cơn bão viết lại lịch sử”. Mạnh hơn cả bão Yagi (ở thời điểm bão Yagi đổ bộ nước ta), bão Helene gây nguy hiểm đến mức văn phòng Cảnh sát trưởng của một hạt đã đề nghị những người dân không chịu sơ tán hãy viết thông tin bản thân lên tay hoặc chân để sau này còn xác định danh tính.