"Turning Red" và bài học giải phóng cảm xúc: Dồn nén quá mức có thể "tàn phá" chính mình

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Khi biến hình thành gấu trúc đỏ trong “Turning Red” (Gấu Đỏ Biến Hình), gấu Mei chỉ bự bồng bềnh nhưng gấu mẹ Ming thì siêu khổng lồ với kích cỡ của Godzilla. Chi tiết này ẩn chứa một ý nghĩa sâu sắc về việc giải phóng cảm xúc.

* Lưu ý: Bài viết có tiết lộ nội dung phim

Trong bộ phim hoạt hình mới nhất của Pixar - Turning Red (Gấu Đỏ Biến Hình), việc biến hình thành gấu trúc đỏ là trọng tâm của câu chuyện. Chuyện phim kể rằng các thành viên nữ của gia đình Mei từ xa xưa đã có khả năng biến hình thành gấu trúc đỏ mỗi khi bộc phát cảm xúc. Không chỉ có Mei, mà mẹ Mei là bà Ming, bà ngoại Mei, các dì của Mei… đều đã từng biến hình thành gấu trúc đỏ, nhưng kích thước không phải ai cũng giống nhau.

"Turning Red" và bài học giải phóng cảm xúc: Dồn nén quá mức có thể "tàn phá" chính mình ảnh 1

Theo phim, thời xa xưa việc biến hình thành gấu trúc đỏ giúp những người phụ nữ trong gia đình Mei có thể tự bảo vệ mình và người thân khi những người đàn ông buộc phải ra chiến trận. Nhưng ở thời hiện đại, việc biến hình lại mang nhiều phiền toái, chính vì thế vào đêm trăng máu, một nghi lễ phong ấn sẽ được thực hiện để giam giữ linh hồn gấu trúc đỏ vào một vật cụ thể.

Trong buổi nghi lễ phong ấn của Mei, cô bé đã quyết định giữ lại chú gấu trúc đỏ của mình và bỏ chạy đi xem concert của nhóm nhạc mà cô bé yêu thích 4*Town. Hành động của cô bé làm mẹ mình tức giận. Tấm bùa phong ấn của bà Ming bị nứt, cảm xúc của bà bùng phát, lấn át lý trí, và bà đã biến thành một con gấu trúc đỏ.

"Turning Red" và bài học giải phóng cảm xúc: Dồn nén quá mức có thể "tàn phá" chính mình ảnh 2
"Turning Red" và bài học giải phóng cảm xúc: Dồn nén quá mức có thể "tàn phá" chính mình ảnh 3

Tuy nhiên, đáng chú ý là con gấu trúc của bà Ming siêu khổng lồ, có kích thước cỡ Godzilla. Có thể thấy rõ kích thước gấu trúc đỏ của Mei bé hơn nhiều, chỉ bằng cái mũi của gấu trúc mẹ. Khi bà ngoại và các dì của Mei biến hình, các gấu trúc đỏ của họ cũng chỉ to lớn nhỉnh hơn Mei một chút chứ không to khủng khiếp như của bà Ming.

"Turning Red" và bài học giải phóng cảm xúc: Dồn nén quá mức có thể "tàn phá" chính mình ảnh 4

Turning Red không bao giờ trả lời trực tiếp tại sao bà Ming lại có vẻ ngoài to lớn đến vậy, nhưng người xem vẫn có thể đưa ra một số khả năng giải thích lý do cho điều này. Có thể là do cảm xúc của bà Ming đã bị dồn nén quá lâu, trong nhiều năm, bà cố ém nhẹm chúng thay vì cố gắng vượt qua chúng và cho phép bản thân thể hiện chúng theo những cách lành mạnh hơn.

"Turning Red" và bài học giải phóng cảm xúc: Dồn nén quá mức có thể "tàn phá" chính mình ảnh 5

Việc biến hình thành gấu trúc đỏ trong Turning Red tượng trưng cho việc bộc lộ và giải phóng cảm xúc. Mei đã bộc lộ các cảm xúc thực của mình khá sớm. Cô bé thất vọng, buồn bã, bất mãn khi mẹ can thiệp quá sâu vào cuộc sống riêng của mình, bà kiểm soát và có phản ứng thái quá khi cô bé vẽ tranh về một cậu con trai, và ngay tối đó trong lúc ngủ Mei đã hóa thành một con gấu trúc đỏ.

Ngược lại, bà Ming lại chôn giấu chúng, những cảm xúc thực của bà nằm im bên trong trong một thời gian dài, chỉ chực chờ bùng lên mà không thể đoán trước. Sự dồn nén quá mức và quá lâu đã khiến con gấu trúc đỏ của bà Ming to lớn khổng lồ.

"Turning Red" và bài học giải phóng cảm xúc: Dồn nén quá mức có thể "tàn phá" chính mình ảnh 6

Turning Red được so sánh với Inside Out vì cùng đề cập đến việc giải phóng cảm xúc một cách lành mạnh, dù mỗi phim có cách thể hiện thông điệp ấy khác nhau. Có thể thấy, vì Mei sớm bộc lộ cảm xúc thực, con gấu trúc đỏ của cô bé nhỏ nhắn, dễ cưng, không những vậy cô bé còn có thể dễ dàng kiểm soát nó như biến hình tùy lúc.

Con gấu trúc đỏ của Mei tượng trưng cho cá tính, cho cái tôi thực sự của cô bé, một phiên bản “quẩy tới bến” thay cho vỏ bọc mọt sách bên ngoài, nên thay vì sợ hãi các bạn của Mei còn rất yêu thích nó. Và chính cô bé cũng yêu quý chú gấu trúc đỏ của mình.

"Turning Red" và bài học giải phóng cảm xúc: Dồn nén quá mức có thể "tàn phá" chính mình ảnh 7
"Turning Red" và bài học giải phóng cảm xúc: Dồn nén quá mức có thể "tàn phá" chính mình ảnh 8
"Turning Red" và bài học giải phóng cảm xúc: Dồn nén quá mức có thể "tàn phá" chính mình ảnh 9
"Turning Red" và bài học giải phóng cảm xúc: Dồn nén quá mức có thể "tàn phá" chính mình ảnh 10

Ngược lại, con gấu trúc đỏ của bà Ming là nỗi ấm ức, tủi thân dồn nén, chính vì vậy khi nó “xổ lồng” thì khó kiểm soát, gây ra nhiều tác hại lớn như một cú quét cũng có thể làm nát… nửa sân vận động.

Không có cảm xúc tốt và cảm xúc xấu, thông điệp này đã từng được Pixar nhắc đến trong Inside Out. Không phải cứ “Vui” thì là cảm xúc tốt, còn “Buồn” thì là cảm xúc xấu, mà các cảm xúc xuất hiện là để mỗi người nhìn nhận và phản ứng với các vấn đề xảy đến với mình. Học cách kiểm soát, điều hòa cảm xúc là việc nên làm, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc lờ nó đi hay cố gắng ém nhẹm nó. Thành thật với cảm xúc của bản thân mới chính là cách tốt nhất để cân bằng chính mình.

"Turning Red" và bài học giải phóng cảm xúc: Dồn nén quá mức có thể "tàn phá" chính mình ảnh 11

Một lần nữa, thông điệp này đã được Pixar nhắc lại trong Turning Red thông qua kích thước của những chú gấu trúc đỏ. Và ở cuối phim, khán giả có thể thấy sau khi bộc lộ những cảm xúc thật, mẹ con của Mei đã hiểu nhau hơn, và yêu thương nhau với chính con người thật của mỗi người mà không phải chôn giấu bất kỳ điều gì nữa.

"Turning Red" và bài học giải phóng cảm xúc: Dồn nén quá mức có thể "tàn phá" chính mình ảnh 15
MỚI - NÓNG
Tween Tiểu học Nam Thành Công xúc động, vui Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên
Tween Tiểu học Nam Thành Công xúc động, vui Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên
HHT - Liên hoan "Chiến sĩ nhỏ Điện Biên" của trường Tiểu học Nam Thành Công (Hà Nội) diễn ra đầy ấn tượng với những tiết mục văn nghệ, hoạt cảnh đầu tư công phu, chỉn chu. Phần thi kiến thức liên quan tới chiến dịch Điện Biên Phủ để lại dấu ấn sâu đậm nhờ sự thông minh, đáng yêu của các bạn nhỏ.

Có thể bạn quan tâm