Tuyển sinh Đại học 2021: Xét điểm tốt nghiệp THPT không còn được ưu tiên hàng đầu

0:00 / 0:00
0:00
HHT - 2 năm trở lại đây, sau khi Bộ GD&ĐT điều chỉnh mục tiêu thi tốt nghiệp THPT để phục vụ cho mục đích chính là xét tốt nghiệp, nhiều trường Đại học đã giảm chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển này.

Xét điểm học bạ là “mắt xích” quan trọng

Trong đợt tuyển sinh 2021, đã có đến hơn 100 trường đại học sử dụng phương thức xét tuyển học bạ THPT để xét tuyển. Phương thức này có thể được coi là “mắt xích” quan trọng trong mùa tuyển sinh năm nay.

Như trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, trường sử dụng 4 phương thức xét tuyển chính, trong đó chỉ tiêu phương thức xét điểm học bạ là 30% đến 40%.

TS Trần Đình Lý (Phó Hiệu trưởng ĐH Nông Lâm TP.HCM) cho biết: “Nhiều năm chúng tôi quan sát chất lượng hồ sơ xét tuyển học bạ rất tốt, phá đi hoài nghi của nhiều trường. Đối với riêng Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, chúng tôi phân tích phổ điểm thấy các bạn xét học bạ có thành tích cũng như kỹ năng mềm rất tốt”.

Điểm học bạ là cả một quá trình đánh giá của học sinh, nên nhà trường không quan ngại về tính trung thực của điểm học bạ. Chưa kể “mỗi học kỳ sau khi có kết quả thì các trường phải nhập vào phần mềm niêm phong và gửi lên Sở GD&ĐT, như vậy nếu có việc gian lận điểm, sửa điểm học bạ cũng sẽ rất hạn chế”.

Tuyển sinh Đại học 2021: Xét điểm tốt nghiệp THPT không còn được ưu tiên hàng đầu ảnh 1

(Ảnh minh hoạ từ Internet)

ĐH Nông Lâm TP.HCM chỉ là một trong những rất nhiều trường năm nay sử dụng phương thức xét tuyển học bạ, trong đó có nhiều trường tốp đầu như: ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Văn hóa Hà Nội, ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Ngân hàng…

Những cách tính điểm học bạ:

Xét điểm trung bình chung các học kỳ:

- Xét tuyển 5 học kỳ: Điểm sử dụng để xét tuyển bao gồm điểm của hai học kỳ lớp 10, 2 học kỳ lớp 11 và điểm học kỳ 1 lớp 12.

- Tổng điểm trung bình cả năm lớp 12.

Xét điểm học bạ theo tổ hợp môn/khối: Tổng điểm 3 môn theo tổ hợp xét tuyển ứng với ngành do thí sinh đăng ký.

Vậy nên, để có cho mình một cuốn học bạ với điểm số đẹp, thay vì chỉ tập trung học tập vào năm cuối cấp (lớp 12), học sinh cần tập trung học tập ngay từ những năm trước đó. Làm bước đệm quan trọng cho việc xét tuyển đại học sau này.

Các trường top tổ chức thi riêng

Khi điểm tốt nghiệp THPT không còn là cơ sở đánh giá chính cho việc xét tuyển, đồng thời các trường đại học được tự chủ trong công tác tuyển sinh. Nhiều trường đại học lớn sẽ tổ chức kỳ thi riêng để đảm bảo được chất lượng sinh viên đầu vào.

Nhiều kỳ thi riêng được tổ chức như:

- Kỳ thi Đánh giá năng lực của ĐHQG TP.HCM.

- Kỳ thi Đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội.

- Kỳ thi Đánh giá tư duy của ĐH Bách Khoa Hà Nội.

- Kỳ thi riêng của ĐH Việt Đức.

- Kỳ thi riêng của ĐH Quốc tế - ĐHQG TP.HCM…

Đây chỉ là một số trường đã công bố sẽ tổ chức kỳ thi riêng để xét tuyển, nhiều trường đại học khác có thể sẽ sử dụng kết quả của các kỳ thi này để xét tuyển sinh viên vào trường. Như kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP.HCM hiện nay đã có khoảng 70 trường sử dụng kết quả để xét tuyển; ĐH Xây dựng Hà Nội, ĐH Mỏ - Địa chất cũng công bố sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá tư duy của ĐH Bách Khoa Hà Nội…

Tình hình xét tuyển đại học đang có xu hướng quay trở lại trước thời kỳ “3 chung” (trước năm 2015, mỗi trường đại học đều có một kỳ thi riêng để xét tuyển).

Để có thể chắc suất trúng tuyển vào đại học, trong thời gian sắp tới, gánh nặng ôn thi của học sinh sẽ ngày càng nhiều hơn. Thay vì chỉ ôn luyện cho một kỳ thi tốt nghiệp THPT như những năm trước, học sinh sẽ phải ôn luyện các khóa luyện thi về kỳ thi riêng của các trường đại học.

Tuyển sinh Đại học 2021: Xét điểm tốt nghiệp THPT không còn được ưu tiên hàng đầu ảnh 2

(Ảnh minh hoạ từ Internet)

Xét tuyển kết hợp với nhiều tiêu chí

Xét tuyển kết hợp là phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT hoặc xét tuyển học bạ phối hợp với các tiêu chí khác để xét tuyển. Đây là phương thực được rất nhiều trường đại học sử dụng trong năm nay. Có nhiều hình thức xét tuyển kết hợp:

- Xét tuyển kết hợp học bạ THPT và các chứng chỉ quốc tế: IELTS, TOEIC, TOEFT (đối với Tiếng Anh); HKS, TOCFL (đối với tiếng Trung) hay JLPT (đối với tiếng Nhật);…

- Xét tuyển kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT và các chứng chỉ quốc tế: IELTS, TOEIC, TOEFT (đối với Tiếng Anh); HKS, TOCFL (đối với tiếng Trung) hay JLPT (đối với tiếng Nhật)…

Năm 2021, ĐH Ngoại thương sử dụng phương thức xét tuyển kết hợp đối với các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh, với những điều kiện về điểm các chứng chỉ như: IELTS (academic) từ 6,5, ACT từ 27 điểm hoặc SAT từ 1260 điểm hoặc có chứng chỉ A-level.

Hay như ĐH Kinh tế Quốc dân, chỉ tiêu xét tuyển kết hợp các phương thức khá nhiều, với các chứng chỉ hoặc kỳ thi: SAT từ 1200, ACT từ 26, IELTS 5.5, TOEFL ITP 500 trở lên hoặc TOEFL iBT 46 trở lên…hoặc thí sinh tham gia “Đường lên đỉnh Olympia" của Đài truyền hình Việt Nam.

Phương thức xét tuyển kết hợp chính là một phương thức đo được trình độ học THPT của thí sinh, đáp ứng được tiêu chí đào tạo của trường đại học. Từ năm 2020, xét tuyển kết hợp đã là một phương thức được rất nhiều trường xét tuyển với chỉ tiêu lớn. Để có thêm cơ hội vào đại học, ngay từ những năm cấp 3, học sinh có thể tập trung vào ôn luyện các kỳ thi lấy chứng chỉ quốc tế.

Với tình hình xét tuyển đại học những năm gần đây ta cũng có thể dự đoán được xu hướng tuyển sinh của những năm sau đó. Để có thể vào đại học một cách thuận lợi, học sinh cần tìm hiểu phương thức xét tuyển của trường đại học mình mơ ước từ những năm lớp 10, từ đó có hướng ôn luyện, chuẩn bị thật tốt.

Tuyển sinh Đại học 2021: Xét điểm tốt nghiệp THPT không còn được ưu tiên hàng đầu ảnh 6
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bí thư T.Ư Đoàn Ngô Văn Cương dự khai giảng cùng học sinh dân tộc nội trú tỉnh Hòa Bình

Bí thư T.Ư Đoàn Ngô Văn Cương dự khai giảng cùng học sinh dân tộc nội trú tỉnh Hòa Bình

Sáng 5/9, đoàn công tác T.Ư Đoàn do đồng chí Ngô Văn Cương - Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra T.Ư Đoàn làm trưởng đoàn đã tham dự Lễ khai giảng năm học mới và trao tặng nhiều phần quà ý nghĩa tại Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT Đà Bắc (huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình).