Tỷ lệ nhập học đại học của vùng nào cao nhất cả nước?

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Về tỷ lệ nhập học trên tổng số thí sinh thi tốt nghiệp năm 2024, theo thống kê của Bộ GD&ĐT, vùng này xếp cao nhất với 68,28%.

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, năm 2024, gần 615.000 thí sinh nhập học đại học, chiếm hơn 85% số trúng tuyển. Trong đó, 27,86% số thí sinh nhập học bằng phương thức xét học bạ THPT. Tỷ lệ này giảm đều trong ba năm qua. So với năm 2022, mức giảm là 9,32%.

Ngược lại, tỷ lệ thí sinh nhập học bằng phương thức xét điểm thi tốt nghiệp lần đầu vượt 50% trong ba năm, ở mức 52,18%.

Đây là nhóm sử dụng thuần điểm học bạ, không tính thí sinh vào đại học bằng điểm này kết hợp với tiêu chí khác như điểm thi năng khiếu, điểm thi tốt nghiệp THPT, chứng chỉ quốc tế, phỏng vấn,...

Năm ngoái, 200 trường đại học công bố phương án tuyển sinh, trong đó có sử dụng phương thức xét kết quả học tập bậc THPT (xét học bạ).

Theo đó, trường sẽ dùng kết quả điểm tích lũy của các học kỳ trong ba năm học THPT hoặc điểm trung bình lớp 12 theo tổ hợp môn xét tuyển để làm căn cứ xét tuyển.

Trong kỳ thi tuyển sinh năm 2025 có rất nhiều trường bỏ phương thức tuyển sinh bằng phương án xét học bạ. Tuy nhiên vẫn còn khoảng 70 trường giữ phương thức tuyển sinh xét học bạ.

Về tỷ lệ nhập học trên tổng số thí sinh thi tốt nghiệp năm 2024, theo thống kê của Bộ GD&ĐT, vùng Đông Nam Bộ xếp cao nhất với 68,28%. Tiếp theo là Đồng bằng sông Hồng với 68,27%. Xếp sau đó là Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (58,24%), Đồng bằng sông Cửu Long, (54,39%) Tây Nguyên (53,37%) và Trung du và miền núi phía Bắc (46,65%).

MỚI - NÓNG
Lào Cai và Yên Bái lập Ban Chỉ đạo sáp nhập tỉnh
Lào Cai và Yên Bái lập Ban Chỉ đạo sáp nhập tỉnh
TPO - Chiều 9/4, Đoàn công tác của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai làm việc với Tỉnh ủy Yên Bái nhằm đánh giá quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, đồng thời trao đổi phương án sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh theo chỉ đạo của Trung ương.
Bình luận