Tỷ số hòa 0-0 lượt đi là lợi thế hay bất lợi với ĐT Việt Nam khi có luật bàn thắng sân khách?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Đội tuyển Việt Nam đã cầm hòa 0-0 trên sân nhà của ĐT Indonesia sau trận đấu tương đối vất vả. Vậy tỷ số hòa 0-0 này là lợi thế hay bất lợi đối với ĐT Việt Nam, khi mà luật bàn thắng sân khách có được áp dụng ở AFF Cup?

Các cầu thủ của ĐT Việt Nam đã không thể ghi được bàn thắng trên sân nhà của ĐT Indonesia và trận Bán kết lượt đi của AFF Cup 2022 kết thúc với tỷ số 0-0.

Với nhiều người, hòa trên sân khách có thể coi là chiến thắng. Nhưng với nhiều người khác, hòa 0-0 trên sân khách là bất lợi khi mà luật bàn thắng sân khách vẫn được áp dụng ở AFF Cup. Bởi ở lượt về, khi ĐT Việt Nam chơi trên sân nhà, nếu để ĐT Indonesia ghi bàn là rất nguy hiểm, vì trận đó mà hòa có bàn thắng là họ sẽ đi tiếp.

Vậy thực ra thì tỷ số hòa 0-0 ở trận lượt đi trên sân khách là lợi thế hay bất lợi? Việc này rất khó nói chung chung, bởi dù đều là hòa nhưng tỷ số 1-1 khác với 0-0.

Tỷ số hòa 0-0 lượt đi là lợi thế hay bất lợi với ĐT Việt Nam khi có luật bàn thắng sân khách? ảnh 1

Trận Bán kết lượt đi có tỷ số là 0-0. Ảnh: AFF Mitsubishi Electric Cup.

Vì vậy, chúng ta cần nhìn lại lịch sử một chút và tạm lấy giải Champions League (C1) để đối chiếu vì đây là giải lớn (dù ở cấp các câu lạc bộ) và cũng từng áp dụng luật bàn thắng sân khách.

Theo trang Goal, kể từ năm 1992, khi C1 có format chia bảng đấu (cũng gần như AFF Cup), đến những năm gần đây, đã có 30 lần trận lượt đi (ở vòng loại trực tiếp) hòa 0-0, và trong 30 lần này, số lần mà đội chơi trên sân khách ở lượt đi sau đó được tiến tiếp vào vòng trong là 21 lần, vậy tỷ lệ thành công (của đội chơi lượt đi trên sân khách) là 70%.

Tỷ số hòa 0-0 lượt đi là lợi thế hay bất lợi với ĐT Việt Nam khi có luật bàn thắng sân khách? ảnh 2

Lợi thế sẽ thuộc về đội nào nếu trận lượt đi hòa không bàn thắng? Ảnh: Twitter.

Còn trang Four Four Two thì tính thời gian gần đây hơn, từ năm 2000. Theo đó, có 25 trường hợp mà một trận lượt đi ở Champions League kết thúc với tỷ số hòa 0-0. Thế rồi trong đó có 15 trận lượt về là đội được chơi trên sân nhà chiến thắng, vậy tỷ lệ là 60%. Cũng theo trang FFT thì điều thú vị là trong số những trường hợp nói trên, chỉ có 2 lần kết quả cuối cùng được phân định bằng bàn thắng sân khách.

Trang FFT cho biết ở Europa League (C2), tỷ lệ trên cũng tương tự, thậm chí còn rõ ràng hơn (63%). Tức là nếu trận lượt đi mà có tỷ số hòa 0-0 thì khả năng lớn là ở trận lượt về, đội đá sân nhà sẽ thắng.

Tỷ số hòa 0-0 lượt đi là lợi thế hay bất lợi với ĐT Việt Nam khi có luật bàn thắng sân khách? ảnh 3

Theo các con số thống kê thì ĐT Việt Nam có lợi thế. Ảnh: AFF Mitsubishi Electric Cup.

Vậy, nếu nói chung chung thì sau trận hòa 0-0 ở lượt đi, cơ hội có thể coi là tương đối đồng đều cho hai đội ở lượt về; nhưng nếu dựa trên các con số thì đội đá sân nhà ở lượt về (là ĐT Việt Nam, khi chúng ta đang nói đến bán kết AFF Cup 2022) sẽ là đội có lợi thế.

Tỷ số hòa 0-0 lượt đi là lợi thế hay bất lợi với ĐT Việt Nam khi có luật bàn thắng sân khách? ảnh 7
Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm