Uber và Grab "lưỡng long nhất thể" - Người có lợi duy nhất chỉ vẫn là Grab!

Uber và Grab "lưỡng long nhất thể" - Người có lợi duy nhất chỉ vẫn là Grab!
HHT - Từng là hai ông lớn tạo nên thế chân vạc trong cuộc cạnh tranh Uber, Grab và các hãng taxi truyền thống, nhưng nay hai hãng gọi xe tích hợp công nghệ đã hợp nhất, dự báo gây nhiều xáo trộn thị trường.

Sáng 26/3, Grab phát đi thông báo vừa mua lại toàn bộ hoạt động kinh doanh của Uber tại khu vực Đông Nam Á. Hãng này cho biết đây là thỏa thuận sáp nhập lớn nhất từ trước tới nay tại khu vực.

Uber và Grab "lưỡng long nhất thể" - Người có lợi duy nhất chỉ vẫn là Grab! ảnh 1

Thông báo sát nhập Uber vào Grab.

Ngay sau đó, Uber Technologies cũng ra thông báo xác nhận đồng ý bán mảng kinh doanh tại Đông Nam Á cho đối thủ Grab. Theo thỏa thuận, Uber sẽ bán toàn bộ mảng kinh doanh tại thị trường 620 triệu dân này, kể cả dịch vụ giao đồ ăn Uber Eats cho Grab. Đổi lại, họ sẽ nhận 27,5% cổ phần trong Grab. CEO Uber - Dara Khosrowshahi cũng sẽ tham gia vào Hội đồng quản trị Grab.

Việc sát nhập Uber vào Grab cũng đã được gửi qua mail thông báo cho những khách hàng sử dụng Uber vào sáng nay. Sau khi nhận được thông tin này, hầu hết người dân đều tỏ ra lo lắng vì động thái Uber rút khỏi thị trường Đông Nam Á sẽ là bàn đạp cho Grab "tung hoành", khiến vốn dĩ hãng gọi xe này đã mạnh nay còn mạnh hơn. Qua đó nghiễm nhiên chiếm lĩnh độc quyền thị trường gọi xe tại Việt Nam và các nước trong khu vực.

Uber và Grab "lưỡng long nhất thể" - Người có lợi duy nhất chỉ vẫn là Grab! ảnh 2

Nội dung trong mail Uber gửi cho các khách hàng của mình.

 
Uber và Grab "lưỡng long nhất thể" - Người có lợi duy nhất chỉ vẫn là Grab! ảnh 3
Uber và Grab "lưỡng long nhất thể" - Người có lợi duy nhất chỉ vẫn là Grab! ảnh 4

Người dùng Uber tiếc nuối nói lời chia tay với hãng gọi xe này.

Phải thừa nhận UberGrab mang lại những giá trị tích cực cho người dùng. Khách Việt được trải nghiệm loại hình xe dịch vụ mới mẻ, văn minh, sạch sẽ và quan trọng là giá cước rẻ hơn taxi truyền thống, chưa kể các đợt khuyến mại giảm giá cước liên tục được hai hãng tung ra. 

Thế nhưng, việc hai hãng gọi xe trên có doanh thu "khủng" nhưng lại thường xuyên báo lỗ đã khiến nhiều người hoài nghi, không loại trừ khả năng cả hai đang đốt vốn để tận diệt đối thủ cạnh tranh. Sự hợp nhất lần này của Uber Grab theo nhận định của các chuyên gia kinh tế là do sức ép từ SoftBank. Gã khổng lồ công nghệ của Nhật Bản là cổ đông lớn của cả hai công ty này và dễ hiểu khi SoftBank không muốn "gà cùng một mẹ" đấu đá lẫn nhau, tiếp tục đốt vốn trong cuộc chạy đua giành thị phần.

Uber và Grab "lưỡng long nhất thể" - Người có lợi duy nhất chỉ vẫn là Grab! ảnh 5

Theo thống kê của Bloomberg, Uber đã đốt khoảng 10,7 tỷ USD trên toàn thế giới để cạnh tranh kể từ khi thành lập. Giảm giá để giành thị phần là cuộc đua dài hơi và tại Đông Nam Á có vẻ Grab đã giành chiến thắng.

Điều dễ thấy là khi đã có kẻ thắng người thua được phân định, cuộc đua sẽ dừng lại và đây là thời điểm thuận lợi mà nhiều người cho rằng Grab sẽ sớm tăng cước, cắt bớt khuyến mại nhằm thu hồi lượng vốn đã "đốt" trong cuộc đua với Uber (?!). Với lượng khách hàng mới từ Uber chuyển sang, không còn nghi ngờ rằng Grab chắc chắn sẽ là thế lực lớn nhất tại thị trường ứng dụng gọi xe Đông Nam Á. Kéo theo mặt bằng giá mới của dịch vụ gọi xe qua ứng dụng tại thị trường này sẽ do Grab thiết lập, nhiều khả năng cước rẻ cùng khuyến mại khủng cho người dùng sẽ không còn.

Uber và Grab "lưỡng long nhất thể" - Người có lợi duy nhất chỉ vẫn là Grab! ảnh 6

Những khuyến mãi khủng nhằm tranh giành thị trường có thể sẽ không còn (?!).

Không chỉ người sử dụng lo lắng mà các tài xế cũng đang "đau đầu" trước thông tin UberGrab sẽ sáp nhập. Bởi vì trong quá khứ Grab đã từng nhiều lần nâng mức thu vô lí với tài xế đối tác sau giai đoạn "mật ngọt" mời gọi khi mới gia nhập thị trường Việt Nam. Cụ thể, khi mới gia nhập thị trường, để thu hút tài xế, Grab áp dụng mức chiết khấu chỉ 15%. Tuy nhiên, khi đã có lượng "tài" ổn định, Grab tăng chiết khấu lên 20% rồi 23,6%, 28,6% một cách đơn phương trước sự bất lực của tài xế.

Uber và Grab "lưỡng long nhất thể" - Người có lợi duy nhất chỉ vẫn là Grab! ảnh 7

Trước sức ép từ các đối tác nói rằng họ sẽ bỏ qua sử dụng Uber, Grab khi đó đã phải "nhún nhường" điều chỉnh lại mức chiết khấu với GrabBike để giữ chân tài xế. Tuy nhiên sau khi đã thâu tóm Uber, các tài xế sẽ không còn sự lựa chọn nào khác và Grab nghiễm nhiên "ngồi chiếu trên". Sẽ không quá ngạc nhiên nếu Grab đơn phương đưa mức chiết khấu về lại mức cao trước đó. Tuy nhiên, đó không phải sự lo lắng duy nhất, việc số lượng tài xế sau khi sáp nhập tăng đột biến sẽ làm cho mức độ cạnh tranh dành "miếng cơm manh áo" vốn đã khốc liệt nay còn khốc liệt hơn.

Uber và Grab "lưỡng long nhất thể" - Người có lợi duy nhất chỉ vẫn là Grab! ảnh 8

Nhìn thế nào đi nữa, việc sát nhập lần này, không chỉ mình Uber buồn mà người dùng lẫn tài xế cũng phải "khóc". Hiện tại, đối tác GrabUber vẫn hoạt động như bình thường vì ứng dụng Uber sẽ vẫn có mặt tại Việt Nam cũng như các nước Đông Nam Á thêm 2 tuần nữa, cho đến ngày 8/4/2018. 

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm