Úm ba la, bạn có muốn thử vào vai nhà ảo thuật không?

Úm ba la, bạn có muốn thử vào vai nhà ảo thuật không?
HHT - Có lẽ phần quan trọng nhất trong màn biểu diễn của ảo thuật gia không phải ở kỹ thuật điêu luyện hay sự chuẩn bị chu đáo, mà ở khả năng làm cho khán giả sẵn sàng tin mình. Có tuyệt không nếu bạn cũng có được kỹ năng đó?

Nào, tối nay chính là cơ hội lớn của bạn. Khán giả đang chờ đợi, và tấm màn sân khấu đang dần được mở ra…

Úm ba la, bạn có muốn thử vào vai nhà ảo thuật không? ảnh 1

1. Hãy tưởng tượng bạn là một nhà ảo thuật, đang trên đường lưu diễn một tour hoành tráng. Tối nay là tối mở màn cho tour lưu diễn, và bạn đang đợi bên trong cánh gà của sân khấu, chờ người dẫn chương trình giới thiệu tiết mục của bạn. Bạn cảm thấy thế nào trong khoảnh khắc trước khi màn trình diễn của mình bắt đầu?

2. Một phần của màn trình diễn của bạn bao gồm việc mời một khán giả lên sân khấu để “giúp” bạn. Hãy tưởng tượng rằng bạn gọi một người mà bạn quen. Vậy bạn sẽ gọi ai hỗ trợ mình? Hãy kể ra tên người mà bạn quen biết đó.

3. Mặc dù đã có nhiều năm tập luyện và đầy kinh nghiệm, nhưng không hiểu sao, màn trình diễn của bạn hôm đó lại thất bại nặng nề. Bạn sẽ nói gì với người mà bạn mời lên sân khấu cùng tham gia?

4. Sau màn trình diễn, bạn quay trở lại phòng thay đồ. Lúc này, chương trình đã kết thúc, bạn cảm thấy thế nào?

Úm ba la, bạn có muốn thử vào vai nhà ảo thuật không? ảnh 2

“Giải mã” các câu trả lời của bạn:

Người ta gọi ảo thuật là “trò” - đấy là có lý do của nó. Bởi ảo thuật bao gồm việc làm cho khán giả nhìn thấy những thứ “tưởng thế mà không phải thế”, hoặc khiến khán giả không thấy những thực tế lẽ ra rành rành trước mắt. Nói chung, nó bao gồm việc “đánh lừa”, theo một khía cạnh nào đó. Và cách mà bạn tưởng tượng ra màn trình diễn ảo thuật của chính mình cho thấy cách bạn nhìn bản thân mình khi phải nói dối hoặc “gạt” người khác, đặc biệt là những người gần nhất với bạn.

1. Cảm xúc của bạn khi bạn chờ đợi cho biết những gì bạn cảm thấy khi lập kế hoạch (hoặc đơn giản là khi tưởng tượng) đến một việc mà bạn [sẽ] phải nói dối người khác. Hầu hết mọi người sẽ nói những câu kiểu như “Hy vọng mình không làm hỏng việc”, hoặc “Ôi, mình lo lắng quá”, bởi vì nghĩ đến một hành động không trung thực thì ai cũng lo cả. Thế nhưng nếu bạn tự nhủ: “Mình sẽ ra sân khấu và cho khán giả xem một màn trình diễn nhớ đời!”, thì có vẻ bạn đã “miễn nhiễm” với những lo lắng này rồi.

2. Người mà bạn mời tham gia cùng bạn trên sân khấu là người mà bạn luôn coi là tính cách đơn giản, ngây thơ, đáng tin cậy, thậm chí là hơi… khờ khạo. Tóm lại, đó là người mà bạn nghĩ là dễ lừa hoặc dễ nói dối. Nếu bạn lại nêu tên một người rất thân thiết với mình (người bạn thân nhất, “gà bông” của bạn…), chứng tỏ bạn chưa thực sự nghiêm túc với mối quan hệ đó của mình. Hãy tự hứa với mình rằng tất nhiên bạn sẽ không bao giờ nói dối họ trong cuộc sống thực nhé.

Úm ba la, bạn có muốn thử vào vai nhà ảo thuật không? ảnh 3

3. Những gì bạn nói sau khi làm hỏng màn biểu diễn cho biết lời ngụy biện mà bạn sẽ đưa ra khi bị phát hiện nói dối.

Bạn lúng túng và đỏ mặt trước khi thốt lên: “Xin lỗi”? Như thế chứng tỏ bạn thực sự hối hận và ái ngại khi nói dối.

Hay bạn chỉ cố cười xòa, gạt đi và biểu diễn tiếp: “Ối chà! Đấy, con người chẳng có ai là hoàn hảo!”? Chứng tỏ bạn sẽ “lấp liếm” nếu bị phát hiện nói dối, phải không?

Hay bạn là một trong số những người giả vờ rằng đó chỉ là một phần của màn trình diễn? Nếu bạn có thể làm thế này thì bạn thật “cao tay”, nhưng e rằng trong cuộc sống thực thì mỗi người cũng không để bạn nói dối đến lần thứ hai đâu.

Úm ba la, bạn có muốn thử vào vai nhà ảo thuật không? ảnh 4

4. Cảm xúc sau khi bạn biểu diễn chính là những gì bạn cảm thấy sau khi làm hoặc nói điều gì đó không trung thực.

“Việc này làm mình đau hết cả đầu. Thật kinh khủng!”. Có lẽ bạn chẳng hợp với việc nói dối một chút nào, vì bạn thấy việc đó thật chẳng vui vẻ gì.

“Thế là xong. Mình chẳng làm nghề này nữa đâu”. Chứng tỏ bạn thấy rằng mình sẽ dễ chịu, hài lòng hơn nhiều nếu mình trung thực. Một lần nữa, có lẽ tính cách của bạn chẳng hợp với việc nói dối người khác.

“Lần sau mình sẽ làm tốt hơn”. Một số người khá là “lì”, và bạn có vẻ là một trong số đó.

“Thật ra, mình thấy trải nghiệm này khá là phấn khích đấy” – Người ta nói một khi đã bắt đầu làm được việc gì, thì lần sau sẽ vẫn làm được. Có lẽ bạn cũng vậy, bạn quen rồi và bạn không ngại mấy khi nói dối người khác, phải không?

THỤC HÂN

MỚI - NÓNG
Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi" đến với các địa danh lịch sử tại Yên Bái
Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi" đến với các địa danh lịch sử tại Yên Bái
Ngày 24/4, sau Lễ xuất quân Hành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông" năm 2024 tại Hà Nội, đoàn hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi" tuyến số 2 do đồng chí Ngô Văn Cương - Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra T.Ư Đoàn làm trưởng đoàn đã khởi hành tới các địa danh lịch sử gắn với Chiến dịch Điện Biên Phủ trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Khánh thành công trình Không gian đọc sách, tương tác và sinh hoạt Đội ở Điện Biên
Khánh thành công trình Không gian đọc sách, tương tác và sinh hoạt Đội ở Điện Biên
Trong khuôn khổ các hoạt động của Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên toàn quốc lần thứ V, năm 2024 cấp Trung ương; đồng thời phát triển văn hóa đọc, tạo sân chơi tương tác, sinh hoạt Đội cho thiếu nhi tỉnh Điện Biên, ngày 24/4/2024, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức chương trình trao tặng và bàn giao công trình “Không gian đọc sách, tương tác và sinh hoạt Đội” tại Nhà Thiếu nhi tỉnh Điện Biên.

Có thể bạn quan tâm

Khỏi đoán già đoán non, những tín hiệu cơ thể này tiết lộ anh ấy sắp "đổ" bạn rồi

Khỏi đoán già đoán non, những tín hiệu cơ thể này tiết lộ anh ấy sắp "đổ" bạn rồi

HHT - Cảm xúc và suy nghĩ thực sự của một người luôn là những câu đố khó giải. Thay vì ngồi đoán già đoán non, chúng ta có thể để ý những tín hiệu cơ thể, đó là những cử chỉ, hành động của họ dành cho bạn mỗi khi gặp gỡ. Nó sẽ cho bạn rất nhiều manh mối để đoán biết tình cảm của đối phương.