Vẫn biết chống nắng là cần thiết, nhưng không phải sản phẩm chống nắng nào cũng nên dùng

Vẫn biết chống nắng là cần thiết, nhưng không phải sản phẩm chống nắng nào cũng nên dùng
HHT - Nếu đang đi tìm kem chống nắng cho mùa Hè đổ lửa, bạn đừng nên rút ví mua những món này. Chúng không có tác dụng như bạn tưởng đâu, thậm chí có hại là khác.

Các sản phẩm chống nắng có chứa Retinol

Retinol, hay vitamin A, có thể làm tăng nguy cơ tạo các khối u ở phần da phơi dưới nắng - theo một loạt các nghiên cứu mới. Tuy nhiên, thành phần này lại rất hay được thêm vào sản phẩm chống nắng hoặc kem dưỡng da, do có tác dụng chống lão hóa.

Vẫn biết chống nắng là cần thiết, nhưng không phải sản phẩm chống nắng nào cũng nên dùng ảnh 1

Retinol đã được coi là một thành phần nhiều rủi ro đến mức chính phủ Canada đang cân nhắc việc phải in nhãn cảnh báo lên những sản phẩm dưỡng da có chứa vitamin A, ghi rằng thành phần này “có thể làm tăng độ nhạy cảm của da bạn dưới ánh nắng. Xin hãy hạn chế tiếp xúc với ánh nắng khi sử dụng sản phẩm này”.

Các sản phẩm chống nắng có chỉ số SPF cao hơn 50

SPF là thước đo mức độ bảo vệ da khỏi những tia UVB gây ra hiện tượng cháy nắng, chứ không phải là các tia UVA gây ra ung thư da. Những sản phẩm có SPF cao hơn 50 thì thường mức độ bảo vệ da khỏi tia UVA lại kém cỏi. Ngoài ra, chỉ số SPF cao dễ khiến người sử dụng có cảm giác yên tâm hơn khi sử dụng.

Bởi chúng bảo vệ da bạn được lâu hơn (trước những tia UVB), nên da bạn có thể ít cháy nắng hơn. Và bạn coi như vậy là hoàn hảo rồi, không biết rằng da mình đang bị ảnh hưởng đến mức độ nào bởi các tia UVA. Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã đề nghị ban hành các nguyên tắc cấm các công ty quảng cáo sản phẩm có chỉ số SPF cao hơn 50, vì họ gọi những sản phẩm này là “dễ gây hiểu lầm về cơ bản”.

Vẫn biết chống nắng là cần thiết, nhưng không phải sản phẩm chống nắng nào cũng nên dùng ảnh 2

Các sản phẩm chống nắng có chứa oxybenzone

Oxybenzone là một hóa chất chống nắng được da bạn hấp thụ. Vấn đề của nó là nó “chui” qua làn da rất dễ dàng và có thể thấm vào dòng máu. Một khi vào cơ thể bạn, nó “nhái” hóc-môn estrogen (hóc-môn nữ), về lâu dài, có thể gây ra những vấn đề về sinh sản và tuyến giáp. Hiện nay, hơn một nửa số sản phẩm chống nắng có oxybenzone, nên bạn cần đọc rất kỹ bảng thành phần của sản phẩm để tránh nó. Nó cũng có thể được ghi là benzophenone hoặc benzophenone-3.

Các sản phẩm chống nắng dạng bột, xịt, hoặc khăn ướt

Tổ chức Hoạt động vì Môi trường (EWG - tổ chức rất nổi tiếng về kiểm tra độ an toàn của các sản phẩm) cảnh báo rằng bất kỳ thứ gì mà bạn có thể hít vào đều không nên thấm đẫm những hóa chất chống nắng - vốn lại hoạt động như những hóc-môn trong cơ thể bạn.

Hơn nữa, khi bạn dùng sản phẩm chống nắng dạng xịt, rất khó để biết rằng bạn đã dùng đủ chưa. Dạng bột và khăn ướt cũng tương tự. FDA hiện không cho phép các sản phẩm chống nắng dạng bột và khăn ướt được bán trên thị trường Mỹ.

Vẫn biết chống nắng là cần thiết, nhưng không phải sản phẩm chống nắng nào cũng nên dùng ảnh 3

“Combo” chống nắng + chống côn trùng

Bởi sản phẩm “phối hợp” này là không cần thiết và có thể nguy hại. Các sản phẩm chống côn trùng có thể chứa những hóa chất hiệu quả cho việc chống muỗi, kiến…, nhưng lại dễ gây dị ứng da, và nếu cần, bạn chỉ bôi nó một lần/ngày.

Trong khi đó, các sản phẩm chống nắng đều cần được bôi lại sau mỗi 2-3 tiếng. Ngoài ra, trừ phi bạn đi “phượt” ở nơi hoang dã, chứ không thì các loại côn trùng thường hoạt động mạnh nhất vào lúc sáng sớm và sẩm tối, chứ không phải vào lúc nóng nhất trong ngày, khi các tia UV mạnh nhất.

Vẫn biết chống nắng là cần thiết, nhưng không phải sản phẩm chống nắng nào cũng nên dùng ảnh 4

Dưỡng da, dưỡng môi, mỹ phẩm trang điểm có chỉ số chống nắng

Có ít hơn 10% các sản phẩm loại này đủ tiêu chuẩn của EWG về bảo vệ da khỏi các tia UVA và UVB. Tức là, hầu hết các sản phẩm trên thị trường không thể được coi là “bảo vệ toàn diện” như họ vẫn quảng cáo. Ngoài ra, những sản phẩm kết hợp này đắt tiền hơn mà cũng không hiệu quả, bởi kem dưỡng da, dưỡng môi, mỹ phẩm… chỉ được dùng khoảng một lần/ngày, trong khi chỉ số chống nắng trong đó chỉ có tác dụng khoảng 2 tiếng đồng hồ.

Vẫn biết chống nắng là cần thiết, nhưng không phải sản phẩm chống nắng nào cũng nên dùng ảnh 5

Điều quan trọng nhất mà bạn cần nhớ là sản phẩm chống nắng chỉ xếp hàng thứ BA trong các biện pháp chống cháy nắng và ung thư da - theo cả EWG, cả Học viện Da liễu Hoa Kỳ, và Tổ chức Y tế Thế giới. Điều quan trọng nhất là bạn nên tìm bóng râm và tránh ánh nắng vào khoảng 10h sáng đến 4h chiều, khi các tia UV mạnh nhất. Điều thứ hai là bạn cần khoác áo dài tay, mặc quần dài, đội mũ để tránh nắng. Sau đó, hàng phòng thủ thứ ba mới là dùng sản phẩm chống nắng cho các phần da còn bị tiếp xúc với nắng mà thôi.

Theo TỔNG HỢP
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm