“Văn hóa tẩy chay” (cancel culture) đổ bộ V-Biz: Hương Giang và sao Việt học gì từ nghệ sĩ nước ngoài?

HHT - Văn hóa tẩy chay (cancel culture) thịnh hành đã lâu tại giới giải trí Hollywood giờ đã "cập bến" showbiz Việt, kéo theo nhiều hệ lụy và những bài học đắt giá cho giới nghệ sĩ.
Từ ngôi sao "vạn người thương" tới cái tên "nghe đã thấy ghét"
Trong thời gian qua, dư luận không khỏi xôn xao trước những lùm xùm giữa Hoa hậu chuyển giới Hương Giang và nhóm anti-fan (đã tạm ngừng hoạt động) với hơn 110.000 thành viên. Từ chỗ ngôi sao hạng A "đắt show", sở hữu chuỗi sản phẩm âm nhạc ghi dấu ấn trong lòng khán giả, các nhãn hàng và chương trình có sự góp mặt của "nữ hoàng giải trí mới của showbiz Việt" giờ đây tràn ngập các bình luận giận dữ, phản đối, đe dọa tẩy chay của khán giả.
Trong một diễn biến mới nhất, chủ nhân bản hit Anh đang ở đâu đấy anh? tuyên bố sẽ rút lui khỏi một sự kiện nằm trong khuôn khổ cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2020, đồng thời "tạm dừng hoạt động nghệ thuật một thời gian, tập trung cho những dự án cộng đồng tâm huyết". 
“Văn hóa tẩy chay” (cancel culture) đổ bộ V-Biz: Hương Giang và sao Việt học gì từ nghệ sĩ nước ngoài? ảnh 1 Nhóm anti Hương Giang từng đạt mốc 110.000 thành viên trước khi dừng hoạt động.
Vài ngày sau, một loạt các nhóm anti-fan mới được lập ồ ạt trên Facebook, nhắm vào nhiều tên tuổi như: Trấn Thành, Hari Won, Thủy Tiên, Lâm Vỹ Dạ... với cùng một kịch bản, thậm chí còn tinh vi hơn. Có lẽ, bản thân những nghệ sĩ trên cũng không ngờ rằng có ngày mình lại trở thành "vật tế thần" của cư dân mạng, ngày ngày phải đối diện với vô vàn phản ứng trái chiều.
Chính bản thân Hương Giang cũng thừa nhận: "Tôi là một công dân Việt Nam sống và làm việc theo pháp luật, cho đến ngày hôm nay tôi chưa có bất kì tiền án tiền sự nào, chưa làm gì sai trái với pháp luật, không giật chồng cướp vợ ai, không buôn lậu buôn bán trái phép bất kì điều gì, không chửi cha đánh mẹ hay hành hung bất kì ai!".
“Văn hóa tẩy chay” (cancel culture) đổ bộ V-Biz: Hương Giang và sao Việt học gì từ nghệ sĩ nước ngoài? ảnh 2 Thủy Tiên trở thành "nạn nhân" tiếp theo của của các hội nhóm anti.
Nguồn cơn đằng sau "cơn bão anti-fan"
Sự nghiệp của một nghệ sĩ muốn thăng hoa chắc chắn không thể thiếu vắng vai trò của truyền thông khi nó là cầu nối nhanh nhất mang nghệ sĩ gần hơn với khán giả. Tuy vậy, việc nghệ sĩ xuất hiện dày đặc trên các phương tiện truyền thông đại chúng lại đang cho thấy những tác dụng ngược. Nhiều khán giả thẳng thừng cho biết họ cảm thấy "bội thực" khi "đi đâu cũng thấy Hương Giang", nếu không phải là qua những gameshow cô tham gia thì cũng là chuyện tình cùng bạn trai CEO Matt Liu cập nhật từng giờ trên mặt báo.
Bản thân người nghệ sĩ cũng tự đặt mình vào thế khó khi áp lực làm mới bản thân sao cho phù hợp với format chương trình, phải liên tục sáng tạo để đưa ra những "mảng miếng" mới. Ngay cả một MC đa tài như Trấn Thành cũng từng bị dư luận lên án vì "khóc quá nhiều" trong một chương trình đòi hỏi độ "chất" như Rap Việt.
“Văn hóa tẩy chay” (cancel culture) đổ bộ V-Biz: Hương Giang và sao Việt học gì từ nghệ sĩ nước ngoài? ảnh 3 Trấn Thành từng bị chửi te tua chỉ vì mau nước mắt trong "Rap Việt".
Về bản chất, trào lưu thành lập các anti-fan group tại showbiz Việt có khá nhiều điểm tương đồng với văn hóa tẩy chay (cancel culture) đang thịnh hành tại Hollywood trong vài năm trở lại đây. Cụm từ trên được định nghĩa trong từ điển Cambridge là "một quy cách ứng xử của một nhóm cá nhân hay tổ chức, đặc biệt là trên mạng xã hội, thường để phủ nhận thành quả hay ngừng ủng hộ ai đó bởi điều gì đó họ nói hoặc làm làm cho bạn khó chịu".
 
MV "Bad Blood" từng gây ra nhiều tranh cãi của Taylor Swift
Một trong những nạn nhân tiêu biểu của trào lưu trên phải kể đến Taylor Swift vào năm 2016 sau khi cô nàng đồng loạt bị Calvin Harris, vợ chồng Kim Kardashian - Kanye West tố hai mặt, giả tạo. Hashtag #TaylorSwiftIsOverParty (Taylor Swift hết thời rồi) lập tức trending Twitter, ước tính có cả triệu emoji hình con rắn (ám chỉ cô nàng thâm như rắn độc) đã được đám đông giận dữ bình luận vào trang Instagram của giọng ca Blank Space.
Từ ngôi sao được săn đón nhất nhì Hollywood sau thành công của album 1989Taylor Swift như rơi xuống vực sâu của tai tiếng, thù ghét, căm phẫn. Lần lượt sau đó, hàng loạt nghệ sĩ như Ariana Grande, Billie Eilish, Kayne West, Justin Bieber... trở thành những tâm điểm tiếp theo của trào lưu tẩy chay "...IsOverParty" này. 
“Văn hóa tẩy chay” (cancel culture) đổ bộ V-Biz: Hương Giang và sao Việt học gì từ nghệ sĩ nước ngoài? ảnh 4 Hàng triệu emoji con rắn đã được cộng đồng mạng thả vào trang Instagram cá nhân của Taylor.
Nghệ sĩ cần làm gì để "chống bão" hiệu quả?
 Khác với những ngôi sao "nhà ta" sẵn sàng "đốp chát", viết tâm thư hay mời công an đến nhà anti-fan làm việc, các sao "ngoại" thường chọn cách tạm ngưng hoạt động một thời gian để xoa dịu dư luận. Thậm chí, có người sau đó còn lật ngược thế cờ ngoạn mục, chuyển hóa cơn bão giận dữ thành tình yêu và sự cảm thông nhờ cách xử lí khôn ngoan.
Sau 3 năm biến mất hoàn toàn khỏi làng giải trí, Taylor Swift trở lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết bằng concept album mang chủ đề báo thù reputation - biến chính những lời chỉ trích, vu khống năm xưa thành chất liệu sáng tác. Kết quả: 1,2 triệu bản album reputation đã được tẩu tán chỉ trong tuần đầu tiên ra mắt, lead single Look What You Made Me Do phá vỡ kỷ lục MV được xem nhiều nhất trong 24 giờ đầu tại thời điểm đó.
 
MV "Look What You Made Me Do" chính là cú phản đòn mạnh mẽ nhất của team Taylor
Quyền yêu - ghét là của mỗi cá nhân, đôi khi phân định đúng sai không quan trọng bằng việc giữ được cảm tình và niềm tin của khán giả. Mong rằng những lùm xùm vừa qua sẽ như một lời cảnh tỉnh để các nghệ sĩ đang đối mặt với làn sóng tẩy chay nhìn nhận lại mình. Khán giả luôn là những người công tâm và dễ tha thứ nhất, chỉ cần còn kiên trì với nghề, ra mắt thêm nhiều sản phẩm chất lượng, bất kì ai cũng có thể tỏa sáng trở lại!
Theo Ảnh tổng hợp từ Internet
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm