Vào toilet ở nơi công cộng cũng có nguy cơ nhiễm COVID-19, nên làm thế nào đây?

HHT - Các quán ăn đã phải lắp vách ngăn, yêu cầu khách giữ khoảng cách khi ngồi trong quán. Còn khi vào toilet ở nơi công cộng như ở trường, ở trung tâm thương mại, rạp chiếu phim…, hay bất kỳ nơi nào có nhiều người dùng chung nhà vệ sinh, thì nguy cơ nhiễm COVID-19 có cao không?

Việc xả nước toilet sau khi đi “nhẹ” có thể tạo ra một “luồng chảy ngược đáng báo động” gồm những phần tử li ti mang theo SARS-CoV-2. Và vì thế, việc vào toilet ở nơi công cộng hoàn toàn có thể khiến chúng ta nhiễm COVID-19, mà nguồn lây thì… không thể xác định.

Các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc mới thấy rằng, các phần tử mang virus SARS-CoV-2 từ nước tiểu khi được xả nước có thể bắn cao tới hơn 60cm trong không khí, chỉ trong không đầy 6 giây. Nước tiểu của người dùng trước có thể vẫn tồn tại trong toilet, và có thể gây nhiễm bệnh cho người dùng sau. Nguy cơ này đặc biệt cao ở những bồn đứng, tự động xả nước.

Vào toilet ở nơi công cộng cũng có nguy cơ nhiễm COVID-19, nên làm thế nào đây? ảnh 1

Việc vào toilet ở nơi công cộng cũng đem đến nguy cơ nhiễm COVID-19.

“Những bồn tiểu đứng thực sự làm tăng sự lây lan của virus và vi khuẩn” - Xiangdong Liu, một trong các nhà nghiên cứu ở Đại học Dương Châu, nói.

Bởi vậy, ông Liu khuyên: “Ở những nhà vệ sinh ở nơi công cộng, nên bắt buộc mọi người đeo khẩu trang trong thời gian đại dịch”.

Hồi tháng 6, trường Đại học này cũng có một nghiên cứu cho thấy rằng việc giật nước bồn toilet bình thường có thể khiến con virus chết chóc SARS-CoV-2 trong các giọt bắn bay lên cao tới gần 1 mét, và lơ lửng trong không khí hơn 1 phút.

Vào toilet ở nơi công cộng cũng có nguy cơ nhiễm COVID-19, nên làm thế nào đây? ảnh 2

Khi bạn giật nước toilet bình thường, những giọt bắn mang virus có thể tung tóe lên cao tới cả mét. Ảnh: Depositphotos.

Cả hai nghiên cứu trên đều cho thấy những mối nguy hiểm tiềm tàng. Giảng viên về virus học Charles Gerba ở Đại học Arizona (Mỹ) nói với tờ USA Today: “Việc đó (giật nước toilet) có thể làm bắn virus ra những bề mặt khác mà sau đó bạn chạm tay vào, như nút/ cần giật nước, tay nắm cửa… Ngoài ra, còn những gì mà người dùng trước đã “bỏ lại” không? Những giọt dịch li ti chẳng hạn, và bạn có thể sẽ hít vào?”. Cho nên, người sử dụng khi dùng xong nên đậy nắp toilet lại (với những bồn toilet để ngồi) rồi mới giật nước.

Vào toilet ở nơi công cộng cũng có nguy cơ nhiễm COVID-19, nên làm thế nào đây? ảnh 3

Những bề mặt khác trong nhà vệ sinh công cộng cũng có thể nhiễm virus. Ảnh minh họa: Ada Bath.

Ông Gerba nói, hầu hết mọi người không chú ý tới thực tế rằng, phân và nước tiểu cũng phát tán những phần tử li ti vào không khí, trong đó có cả SARS-CoV-2. Ông khẳng định: “Khả năng nhiễm bệnh từ nước tiểu đã bị bỏ sót. Virus đậu mùa, virus Zika đều được thải ra trong nước tiểu. Đó chính là điều đáng ngạc nhiên: Một con virus đường hô hấp có thể được thải ra trong nước tiểu”.

Vào toilet ở nơi công cộng cũng có nguy cơ nhiễm COVID-19, nên làm thế nào đây? ảnh 4
Theo (Theo USA Today)
MỚI - NÓNG
Vụ 4,9 triệu đồng tiền taxi, xe ôm: Bé gái đang nằm viện được điều trị miễn phí
Vụ 4,9 triệu đồng tiền taxi, xe ôm: Bé gái đang nằm viện được điều trị miễn phí
HHT - Liên quan đến vụ tài xế taxi “chặt chém” gia đình một bé gái 13 tuổi từ Lào Cai khi xuống Hà Nội chữa bệnh đang thu hút sự quan tâm lớn từ dư luận. Trong diễn biến mới nhất, đại diện Bệnh viện Nhi Trung ương xác nhận bé gái hiện đang được điều trị hoàn toàn miễn phí nhờ sự chung tay hỗ trợ từ bảo hiểm y tế, bệnh viện và các nhà hảo tâm.

Có thể bạn quan tâm

Liệu bão số 1 Wutip có vào Vịnh Bắc Bộ không và có thể gây ảnh hưởng thế nào?

Liệu bão số 1 Wutip có vào Vịnh Bắc Bộ không và có thể gây ảnh hưởng thế nào?

HHT - Các mô hình dự báo đang đưa ra những khả năng hơi khác nhau về đường đi của cơn bão số 1 (tên quốc tế là Wutip). Trong đó, nhiều mô hình đã nhận định bão số 1 sẽ đi lệch sang phía Tây nhiều hơn so với những dự báo ban đầu, tức là khả năng cơn bão này vào Vịnh Bắc Bộ đã tăng lên. Trong trường hợp đó, nó có thể ảnh hưởng thế nào đến thời tiết miền Bắc nước ta?
Miền Bắc sắp tăng nhiệt, Hà Nội có thể lại đạt mức nắng nóng đặc biệt gay gắt

Miền Bắc sắp tăng nhiệt, Hà Nội có thể lại đạt mức nắng nóng đặc biệt gay gắt

HHT - Mưa dông ở miền Bắc có xu hướng giảm dần còn nhiệt độ có xu hướng tăng. Dự báo miền Bắc sẽ đón một đợt nắng nóng mới sau khi áp thấp nhiệt đới/ bão trên Biển Đông tan đi. Hà Nội lại có thể đạt mức nắng nóng đặc biệt gay gắt, và như vậy là trong mấy tuần gần đây, cứ đến cuối tuần là thời tiết Hà Nội lại nóng căng thẳng.
ATNĐ có thể thành bão số 1 ở Biển Đông, liệu có ảnh hưởng đến thời tiết nước ta?

ATNĐ có thể thành bão số 1 ở Biển Đông, liệu có ảnh hưởng đến thời tiết nước ta?

HHT - Vùng áp thấp đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông. Hiện tại các mô hình đã đi đến thống nhất trong dự báo rằng ATNĐ này có khả năng cao sẽ mạnh lên thành bão, nếu vậy đây sẽ là cơn bão số 1 năm 2025. Các dự báo cũng cho rằng ATNĐ này có thể ảnh hưởng đến thời tiết nước ta.