"Người lạ trong nhà"
Trúc Anh (trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP.HCM) chia sẻ: "Lúc còn ở Sài Gòn mình cứ mong nhanh đến Tết, về quê được ăn ngon, ngủ nhiều. Về đến nơi rồi mới biết còn rất nhiều việc phải làm, do mình cũng đã đủ lớn để phụ giúp ba mẹ chuyện buôn bán. Lần đầu tham gia mình thấy hơi "ngợp" vì không nghĩ ba mẹ phải lo nhiều vậy. Nhà mình buôn bán nên vào dịp cận Tết luôn phải tranh thủ gấp rút chuẩn bị hàng cho khách."
Khoảnh khắc tất bật gói chả thoăn thoắt của mẹ Trúc Anh. Ảnh: NVCC |
Không phải phụ gia đình buôn bán, nhưng bạn Ngọc Duy (TP.HCM) vẫn gặp một số vấn đề khi trở lại nhà mình sau khoảng thời gian dài. Trong những ngày cận Tết, Ngọc Duy thành thật về sự lúng túng khi phụ gia đình dọn dẹp.
"Đôi khi mẹ bảo lấy cái này cái kia mình cũng chưa hiểu ngay là lấy cái gì. Đôi khi mình biết cần món gì thì lại tìm không ra do vật dụng trong nhà đã đổi vị trí lúc mình còn đi học. Vì điều này mà mọi người đã trêu mình là người lạ trong nhà, điều này làm mình suy nghĩ rất nhiều" - Ngọc Duy chia sẻ khoảnh khắc tưởng như bình thường nhưng lại tạo cho bạn một cảm giác khó tả.
Tuy về nhà nhưng thời gian biểu của nhiều Gen Z vẫn kít mít. (Ảnh mang tính minh họa) |
Thèm được "ăn Tết sớm"
Dọn dẹp nhà cửa trước Tết có thể là "cơn ác mộng" với nhiều bạn trẻ, nhưng đối với những người phải đi làm sát Tết như Nguyễn Ngọc Cát Thuyên (trường ĐH UEH, TP.HCM) lại vô cùng mong muốn được về quê cùng gia đình làm việc nhà như những năm trước.
Cát Thuyên cho biết vẫn sẽ làm việc tại văn phòng cho đến hết ngày 28 Tết. Ảnh: NVCC |
"Do năm nay là năm đầu tiên mình đi làm chính thức nên năm nay mình về quê trễ hơn so với mọi năm. Nhìn thấy bạn bè về quê hết với mỗi khi video call với gia đình mình lại càng muốn về sớm để cùng ba mẹ chuẩn bị đón Tết. Vì khi đã đi làm rồi thì thời gian nghỉ tết sẽ không được dài. Mình ăn Tết mà phải khẩn trương, cứ lo Tết hết nhanh thì lại phải rời xa gia đình. Dù mỗi năm đều như thế nhưng năm nay lại cứ thấy… không quen."
Gen Z mách nước "ăn Tết không lo toan"
Khi được hỏi về việc Tết ở bên gia đình nhiều quá sẽ không có thời gian cho bản thân hoặc bạn bè, bạn Nguyễn Khánh Hà (trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng) cho biết bản thân không cảm thấy như thế. Khánh Hà cho rằng, sự bối rối của nhiều bạn trẻ diễn ra vì các bạn đã phân chia quá rạch ròi thời gian cho từng hoạt động.
Khánh Hà tranh thủ tận hưởng các không gian Tết cùng gia đình. Ảnh: NVCC |
"Trong những ngày này, mình và bạn bè sử dụng những hình ảnh và chuyện làm việc nhà để… giải trí cho nhau. Chúng mình hài hước về những chuyện đó cho nhau, tự nhiên sẽ không có ranh giới gì nữa. Dù ở xa nhưng mà cảm thấy vẫn rất gắn bó vì ai cũng… làm việc nhà."