Vệ tinh Nga suýt va chạm với tàu vũ trụ Mỹ, NASA không thể làm gì để ngăn chặn

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Một tàu vũ trụ đang hoạt động của NASA đã suýt va chạm với một vệ tinh không còn tồn tại của Nga ở quỹ đạo thấp của Trái đất.
Vệ tinh Nga suýt va chạm với tàu vũ trụ Mỹ, NASA không thể làm gì để ngăn chặn ảnh 1

Minh họa về tàu vũ trụ TIMED trên quỹ đạo. (Ảnh: Johns Hopkins APL/Steve Gribbenu003c)

Tàu vũ trụ mang sứ mệnh Năng lượng và Động lực tầng trung lưu của NASA và vệ tinh Cosmos 2221 của Nga dự kiến sẽ ở sát nhau vào sáng sớm ngày 28/2, ở độ cao khoảng 600 km, theo một tuyên bố được NASA đưa ra chỉ một giờ trước vụ va chạm suýt xảy ra.

Nếu không thể điều khiển được vụ va chạm này, nó sẽ không chỉ hủy diệt vệ tinh của NASA - nơi theo dõi tác động của mặt trời lên bầu khí quyển Trái đất - mà còn có khả năng bắt đầu một loạt va chạm thảm khốc với các vật thể khác trên quỹ đạo.

“Một vụ va chạm có thể tạo ra nhiều mảnh vỡ đáng kể”, đại diện NASA và Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết.

Mặc dù các vụ va chạm kiểu này vẫn chưa từng xảy ra nhưng các nhà khoa học ngày càng lo ngại rằng số lượng vệ tinh và rác vũ trụ ngày càng tăng đang khiến điều đó có nhiều khả năng xảy ra. Theo NASA, hiện tại, Bộ Quốc phòng Mỹ đang theo dõi 30.000 mảnh vỡ lớn nhất, nhưng còn nhiều mảnh vụn quá nhỏ nên không thể theo dõi được.

Các nhà khoa học hiện đang tìm cách khắc phục vấn đề rác vũ trụ của Trái đất. Ví dụ, một nhóm các nhà khoa học Úc đã đề xuất loại bỏ rác nhỏ hơn khỏi không gian bằng cách cho nổ nó bằng tia laser, trong khi Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) có kế hoạch phóng một robot bốn tay để nhặt từng mảnh rác vũ trụ.

ESA hy vọng sẽ sử dụng sứ mệnh dự kiến diễn ra vào năm 2025 như một cuộc thử nghiệm cho một hoạt động có phạm vi rộng hơn nhiều được thực hiện bởi một đội robot dọn dẹp.

Tổng giám đốc ESA Jan Wörner cũng đã kêu gọi ban hành các quy định mới để yêu cầu các công ty và cơ quan phóng vệ tinh phải chịu trách nhiệm dọn dẹp rác thải của mình.

Theo Live Science
MỚI - NÓNG