Vi phạm giao thông nhưng cố tình không nộp phạt sẽ đối mặt với những rủi ro gì?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Người vi phạm giao thông được lựa chọn cách nộp phạt thuận tiện cho bản thân nhưng nhiều người vẫn không chấp hành quyết định xử phạt. Tuy nhiên, có 4 rủi ro mà người vi phạm sẽ phải đối mặt nếu cố tình không nộp phạt.

Bị từ chối giải quyết thủ tục đăng ký xe

Nội dung này được nêu rõ tại khoản 10 Điều 3 Thông tư 79/2024/TT-BCA. Theo đó, tổ chức, cá nhân vi phạm trật tự, an toàn giao thông mà không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì chưa giải quyết đăng ký xe.

Sau khi tổ chức, cá nhân chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm giao thông thì được đăng ký xe.

Theo quy định này, nếu không nộp phạt vi phạm giao thông thì người vi phạm sẽ không thể đăng ký xe khi mua xe mới hay sang tên xe sau khi mua bán, tặng cho, để thừa kế,…

Để được giải quyết thủ tục đăng ký xe, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp phạt trước, sau đó, cơ quan đăng ký xe mới tiếp nhận hồ sơ và giải quyết thủ tục.

Vi phạm giao thông nhưng cố tình không nộp phạt sẽ đối mặt với những rủi ro gì? ảnh 1

Không nộp phạt vi phạm giao thông không được đăng ký xe. (Ảnh minh họa từ Internet)

Bị cưỡng chế nộp phạt vi phạm giao thông

Theo Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính, trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt giao thông, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp tiền phạt.

Nếu quá thời hạn nộp phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt. Các biện pháp cưỡng chế được quy định tại khoản 2 Điều 86 Luật này bao gồm:

- Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm;

- Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá.

- Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản.

Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế được thực hiện theo nguyên tắc: Chỉ áp dụng các biện pháp tiếp theo khi không thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế đó hoặc đã áp dụng nhưng chưa thu đủ số tiền bị cưỡng chế theo quyết định cưỡng chế.

Vi phạm giao thông nhưng cố tình không nộp phạt sẽ đối mặt với những rủi ro gì? ảnh 2

(Ảnh minh họa từ Internet)

Bị tính thêm tiền chậm nộp phạt giao thông

Theo khoản 2 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi năm 2020, nếu không nộp phạt vi phạm giao thông, ngoài việc bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, người vi phạm còn bị tính thêm tiền chậm nộp phạt với công thức tính như sau:

Số tiền nộp phạt = Số tiền phạt chưa nộp + (Số tiền phạt chưa nộp x 0,05% x Số ngày chậm nộp). Số tiền này đồng thời thu cùng số tiền nộp phạt giao thông theo quyết định xử phạt.

Ô tô bị cảnh báo đăng kiểm

Theo khoản 11 Điều 47 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, trường hợp quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm mà chủ phương tiện vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết, thì Cảnh sát giao thông sẽ gửi thông báo cho cơ quan đăng kiểm để đưa vào cảnh báo phương tiện liên quan đến vi phạm hành chính.

Người vi phạm giao thông sau khi giải quyết xong vụ việc việc vi phạm (đến trụ sở ở công an để giải quyết và hoàn thành việc nộp phạt) thì Cảnh sát giao thống sẽ gửi thông báo ngay cho cơ quan đăng kiểm biết để xóa cảnh báo phương tiện trên Chương trình Quản lý kiểm định.

Lúc này, chủ xe đưa phương tiện đi đăng kiểm lại sẽ được cấp Giấy chứng nhận kiểm định và tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo chu kì quy định.

Vi phạm giao thông nhưng cố tình không nộp phạt sẽ đối mặt với những rủi ro gì? ảnh 6
MỚI - NÓNG
Bài luận về cơn đau bụng kỳ “rụng dâu” giúp nữ sinh 2K7 giành học bổng hơn 7 tỉ
Bài luận về cơn đau bụng kỳ “rụng dâu” giúp nữ sinh 2K7 giành học bổng hơn 7 tỉ
HHT - Cô bạn Nguyễn Khánh Hân, học sinh lớp 12A, trường Liên cấp SenTia (Hà Nội) vừa xuất sắc giành Học bổng Toàn cầu từ Đại học Tulane (Mỹ) cho ngành Tài chính với tổng giá trị trong 4 năm học khoảng 7,2 tỉ đồng. Bên cạnh trường Tulane, Khánh Hân còn giành học bổng từng phần của 8 trường Đại học khác.

Có thể bạn quan tâm

Năm Rồng có bão lớn còn năm Rắn thì ẩm nhiều? Thời tiết Hè này sẽ ra sao?

Năm Rồng có bão lớn còn năm Rắn thì ẩm nhiều? Thời tiết Hè này sẽ ra sao?

HHT - Trong khi miền Bắc đang trong những ngày nồm ẩm, mưa phùn, có thông tin rằng năm nay là năm Rắn nên sẽ nồm ẩm nhiều vì loài rắn thích sống ở những nơi ẩm ướt. Còn năm ngoái là năm Rồng - là loài phun mưa tạo gió - thì có bão lớn. Vậy những thông tin này có chính xác không và thời tiết năm nay có liên quan gì đến loài rắn không?
“Rét nàng Bân” sắp về miền Bắc giúp hết nồm, nhiệt độ Hà Nội giảm bao nhiêu?

“Rét nàng Bân” sắp về miền Bắc giúp hết nồm, nhiệt độ Hà Nội giảm bao nhiêu?

HHT - Sau đợt nồm ẩm và nhiệt độ tăng, miền Bắc sẽ đón một đợt không khí lạnh, có thể gọi là “rét nàng Bân”. Đợt rét này sẽ khiến tình trạng nồm ẩm tạm kết thúc. Miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng sẽ có nhiệt độ thay đổi thế nào? Và có phải đợt rét này là “chốt sổ” cái lạnh của mùa Đông - Xuân?