Vì sao chúng ta ngày càng kiếm nhiều tiền hơn mà vẫn cảm giác mình đang “nghèo” đi?

HHT - Càng kiếm nhiều tiền, chúng ta lại càng dễ có xu hướng chi tiêu nhiều hơn vì nghĩ mình đang kiếm được nhiều tiền hơn lúc trước và cuối cùng tệ hơn là mang về cho mình những khoản nợ không nên có.

Thu nhập thấp nhưng đều hơn thu nhập cao nhưng không ổn định

Vì sao chúng ta ngày càng kiếm nhiều tiền hơn mà vẫn cảm giác mình đang “nghèo” đi? ảnh 1 Công việc càng long lanh, chỉ số thịnh vượng càng thấp, vì thu nhập cao bất thường nhưng thiếu sự ổn định

Các công việc thu nhập trung bình nhưng tính ổn định đều đặn cao sẽ khiến chúng ta "giàu có" hơn so với những việc đem lại thu nhập "thời vụ" dù trông có vẻ kiếm được nhiều tiền như blogger hay nghệ sỹ. Thật ra là vì chúng ta cảnh giác và “phòng thủ” tốt (doanh nhân giỏi được đánh giá là những người biết cách chủ động tạo nguồn tiền ổn định).

Còn các nghề nghiệp thu nhập cao, trớ trêu thay, lại có chỉ số giàu có thấp nhất, bởi vì đấy là các nghề có thu nhập bất thường, khiến chúng ta khó lên kế hoạch, chủ quan và vì thế không có kế hoạch “phòng thủ”. 

Vì sao chúng ta ngày càng kiếm nhiều tiền hơn mà vẫn cảm giác mình đang “nghèo” đi? ảnh 2 Số lương cuối tháng sẽ được các chuyên gia bán hàng rút của bạn đến xu cuối cùng

Bây giờ mà trúng số 90 tỷ đồng, yên tâm đi, trước khi bạn kịp nghĩ mình nên làm gì thì các kênh bán hàng, cả dịch vụ tư vấn tài chính, luật sư, xe hơi, bất động sản đã thi nhau gửi catalogue đến cho bạn chọn. Càng kiếm nhiều tiền, bạn càng muốn bù đắp thiếu thốn của quá khứ và muốn thể hiện sự thành đạt của mình và họ rút bằng sạch cho đến khi số dư tài khoản của bạn về đúng con số khởi điểm như khi chưa trúng số!

Trượt giá do lối sống

Quận bạn sống vật giá cao hơn các quận lân cận hay công việc bạn làm thật sự cần chi nhiều hơn cũng khiến tiền chảy ra khỏi ví bạn nhanh hơn những người khác cùng mức thu nhập. Ví dụ như khi bạn làm một blogger thời trang đi chẳng hạn, vị trí không cho phép bạn ăn mặc tùy hứng như trước đây nữa. Để duy trì vị thế, bạn phải F5 cho tủ đồ của mình, thậm chí là giày dép giỏ xách. Không những thế, bạn phải gặp gỡ nhiều người hơn và có những bữa ăn bên ngoài ở những nơi sang trọng thường xuyên hơn. Đồng ý rằng bạn đang kiếm được nhiều tiền nhưng liệu nó có đủ cân bằng với chi phí bạn phải trả? Trong trường hợp này, bạn chính là nạn nhân “bất đắc dĩ” của môi trường sống.

Vì sao chúng ta ngày càng kiếm nhiều tiền hơn mà vẫn cảm giác mình đang “nghèo” đi? ảnh 3 Bạn đang kiếm tiền bằng cách “bán phong cách sống” vì thế mua sắm, ăn uống xa hoa dường như là một hạng mục công việc rồi!

Phóng tay tiêu dùng vì thiếu tự tin

Ở nhóm này, lối “sống ảo” hay lòng kiêu hãnh phù phiếm biến bạn trở thành nô lệ của những thứ xa xỉ mà đáng ra bạn không nên nghĩ đến.

Những nhãn mác của các thương hiệu xa xỉ khiến bạn an tâm, mạnh dạn hơn khi đứng ở đám đông, dự một sự kiện hay bước vào nhà hàng. Với trí tưởng tượng phong phú kèm khả năng lồng nhạc nền trong tâm trí, bạn nghĩ rằng mọi người đón tiếp bạn nồng hậu hơn khi bạn cầm trên tay đúng các “tín hiệu” cần thiết như iPhone, túi Celine và cổ tay đeo vòng Tiffany.

Vì sao chúng ta ngày càng kiếm nhiều tiền hơn mà vẫn cảm giác mình đang “nghèo” đi? ảnh 4 Khi nhận được một khoản lương mới, bạn sẽ ưu tiên cho chiếc điện thoại thay vì khoản nợ đã ủ lâu khiến bạn phải tránh mặt bạn bè

Đừng bị ám ảnh bởi hình ảnh sang chảnh của người khác

Chúng ta luôn cảm thấy đôi bốt nhung đúng mùa vẫy tha thiết đằng sau cửa kính. Chúng ta nhung nhớ chiếc túi Dior thêu hoa văn duyên dáng là thứ biểu tượng mà ta tự thuyết phục mình rằng chỉ có nó thôi dễ có khi kết được khối mối quan hệ quan trọng và biết đâu kiếm luôn được một việc làm lương cao. Nhưng, mấy ai biết rằng đằng sau vẻ ngoài hào nhoáng kia là sự lo lắng trước hàng lô lá thư đòi nợ khẩn cấp từ ngân hàng. Những buổi sáng nghĩ đến mớ chi phí phải trả cố định mà chỉ muốn khóc trào ngược ra ngoài vì sao đời mình khốn khổ như thế.

Vì sao chúng ta ngày càng kiếm nhiều tiền hơn mà vẫn cảm giác mình đang “nghèo” đi? ảnh 5  Bạn rất dễ biện hộ mình chi tiền cho công việc, nhưng dần rồi tiền kiếm được nhờ công việc không bằng một góc tiền phải chi ra

 Bạn cảm thấy tôn thờ những cô gái chỉ cần vòng 1 đủ to đã có thể được tặng luôn túi xách mà bạn cả kiếp chỉ có ao ước. Bạn cảm thấy việc nếu phải tâng bốc nịnh nọt một ai đó mà được trả cho bữa ăn miễn phí với món bít tết hảo hạng thì cũng đáng lắm. 

Và chính khi đó, ta đã không còn tự do. Cuộc sống của ta được điều khiển hoàn toàn bởi chiếc áo khoác tưởng như vô tội và chiếc túi xách ngỡ đâu không liên can.  

MỚI - NÓNG
Nhắn tin hỏi học sinh "Không đi học thêm thật hả?", cô giáo phải viết tường trình
Nhắn tin hỏi học sinh "Không đi học thêm thật hả?", cô giáo phải viết tường trình
HHT - Trước đó trên mạng xã hội xuất hiện những đoạn tin nhắn của cô giáo dạy Hóa nhắn cho học sinh với nội dung nhắc đến chuyện đi học thêm: “Các bạn ơi bài trong lớp không giải kịp. Mà cô thấy các bạn không học thêm. Vậy các bạn chỉ học những gì trên lớp thôi phải không?” hay “Các bạn không học thêm Hóa thật luôn hả? Rồi hiểu gì chứ?”.

Có thể bạn quan tâm

Đồ makeup có tuổi thọ hết đấy, hãy chú ý để không ảnh hưởng xấu đến làn da

Đồ makeup có tuổi thọ hết đấy, hãy chú ý để không ảnh hưởng xấu đến làn da

HHT - Đồ trang điểm không khác gì chiếc đũa thần của bà tiên có thể hô biến những nàng vịt thành thiên nga chỉ sau một khoảng thời gian ngắn ngủi. Nhưng không phải cứ đũa thần là được dùng khỏi nhìn hạn. Đồ makeup có tuổi thọ hết đấy. Cùng chú ý để thay mới, tuyệt đối không dùng đồ quá date vì chúng ảnh hưởng rất xấu đến làn da đấy!