Vì sao giới trẻ sẵn sàng chi nhiều tiền để 'đập hộp túi mù' Baby Three?

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Món đồ chơi “bé ba” Baby Three đang gây sốt trong giới trẻ. Theo báo cáo về sản phẩm Baby Three được nền tảng phân tích dữ liệu mua sắm trực tuyến, người tiêu dùng Việt đang chi hơn 9 tỉ đồng cho loại hàng hóa giải trí này trên các sàn thương mại điện tử. Về hiện tượng này, các chuyên gia về kinh tế thị trường, tâm lý học đã có phân tích sâu hơn về nhu cầu giải trí và sở hữu loại hàng hóa mang giá trị cảm xúc nhất thời, giải mã sức hút của các “bé ba”…

Kích thích cảm xúc cao, tiêu tiền khó kiểm soát

“Bé ba” Baby Three được cất giấu trong một chiếc túi mù là yếu tố chính để “gây nghiện”. Lý giải nhận định này, ThS. Nguyễn Hữu Phúc - Giám đốc Trung tâm trải nghiệm & ứng dụng tâm lý Nhân Đức cho rằng, túi mù là một dạng sản phẩm mà người mua chưa biết được sản phẩm nhận được là gì, có hình dạng ra sao.

Chính sự tò mò, một đặc điểm tự nhiên của mỗi cá nhân, kích thích hành động để thỏa mãn những ngờ vực mà cá nhân đang trải qua. Chắc chắn điều kiện kèm theo là chi trả một khoản chi phí để trao đổi được sự rõ ràng ấy - hành vi mua hàng được thực thi.

Thêm nữa, cảm giác chinh phục được một mục tiêu sản phẩm mà mình mong muốn hoặc trên cả kỳ vọng - sản phẩm secret (giới hạn) lại kích hoạt tiết ra các loại hormon tạo sự phấn kích, khoái cảm trong cơ thể.

“Điều đáng lo ngại là con người sẽ mau chóng quen dần với kích thích cũ và tìm kiếm thêm những cảm giác bất ngờ, thú vị mới từ đó tiếp tục một vòng lặp có tiêu điểm cao hơn và đặc biệt hơn”, ThS. Phúc nói.

Đặc biệt, yếu tố truyền thông từ những trang mạng xã hội với sự tham gia của các nhân vật nổi tiếng có sức ảnh hưởng lớn khi tham gia các hoạt động tiêu dùng hoặc bán các sản phẩm này cũng là một yếu tố khiến hành vi mua hàng được đẩy mạnh. Khi sử dụng hình ảnh của người nổi tiếng KOL, KOC… tham gia vào sự kiện hoặc bán hàng, người tiêu dùng dễ dàng “thiên vị” và đánh giá cao sản phẩm cũng như dễ dãi hơn với sản phẩm được nhắc đến.

Vì sao giới trẻ sẵn sàng chi nhiều tiền để 'đập hộp túi mù' Baby Three? ảnh 1

Giới trẻ sẵn sàng chi nhiều tiền để sở hữu bộ sưu tập Baby Three. Ảnh minh họa

Theo chuyên gia tâm lý, không thể bàn cãi việc tạo ra những phút giây thư giãn và cảm giác vui thích khi mở hộp mù/túi mù Baby Three. Tuy nhiên, bạn trẻ cũng cần hiểu, nhu cầu của cá nhân có xu hướng đi lên, thị trường lại luôn phát triển để phục vụ khách hàng nên nếu chạy theo xu hướng rất dễ dàng bị lệ thuộc, không dừng lại được.

“Có nhiều trường hợp bực dọc, đập phá sản phẩm khi không như ý muốn. Khi cơ thể thích ứng với nhiều kích thích liên tục nhưng không được thỏa mãn sẽ dễ dàng sinh ra các hành vi khó kiểm soát. Đặc biệt, sự phát triển nhanh và đa dạng có những rủi ro về sản phẩm giả, không rõ nguồn gốc làm ảnh hưởng đến việc tiền mất mà lòng lại không vui”, chuyên gia tâm lý nói.

Vì sao giới trẻ sẵn sàng chi nhiều tiền để 'đập hộp túi mù' Baby Three? ảnh 2

ThS. Nguyễn Hữu Phúc - Giám đốc Trung tâm trải nghiệm & ứng dụng tâm lý Nhân Đức.

Có nên quá "nuông chiều" nhu cầu giải trí?

Từ góc nhìn kinh tế thị trường, TS. Phan Tấn Lực - giảng viên Trường Kinh tế tài chính, Trường Đại học Thủ Dầu Một phân tích, thị trường đồ chơi túi mù, như Baby Three, đang tăng trưởng mạnh mẽ do nhiều yếu tố.

Đầu tiên là sức hấp dẫn của may rủi, việc mở ra một sản phẩm bất ngờ trong túi mù tạo hiệu ứng kỳ vọng và hưng phấn, nhờ vào sự sản sinh dopamine. Điều này khích lệ người tiêu dùng theo dõi livestream và tham gia mua hàng để trải nghiệm cảm giác hồi hộp này.

Thứ hai, hiện tượng lan tỏa trên mạng xã hội qua các video mở túi mù của người nổi tiếng và các KOL đã thu hút hàng ngàn người xem và các video xé túi mù thường có tính tương tác cao, biến việc xem xé túi mù và trực tiếp trải nghiệm hoạt động mua sắm thành một hình thức giải trí. Chính điều này cũng dẫn đến tâm lý sợ bị bỏ lỡ trào lưu, do đó thôi thúc người trẻ tham gia. Sự đa dạng và giới hạn của các phiên bản sản phẩm trong bộ sưu tập cũng thúc đẩy nhu cầu săn lùng và sở hữu.

Vì sao giới trẻ sẵn sàng chi nhiều tiền để 'đập hộp túi mù' Baby Three? ảnh 3

TS. Phan Tấn Lực - giảng viên Trường Kinh tế tài chính, Trường Đại học Thủ Dầu Một.

Xu hướng săn lùng túi mù và hộp mù phản ánh một sự chuyển biến trong hành vi tiêu dùng hiện nay, khi người mua ngày càng tìm kiếm những sản phẩm mang giá trị cảm xúc và giải trí cao.

Các thương hiệu đã nắm bắt được điều này và phát triển chiến lược kinh doanh bằng cách tạo ra sự khan hiếm, liên tục đổi mới sản phẩm với các nhân vật mới, thiết kế độc đáo và phiên bản giới hạn. Sự hấp dẫn chính của mô hình này là yếu tố bất ngờ và sự săn lùng các món đồ hiếm, thúc đẩy người mua mua hàng để hoàn thành bộ sưu tập của họ”, TS. Lực nói.

Mặt khác, hiệu ứng "sưu tầm" và chiến lược "khan hiếm" đang định hình mạnh mẽ hành vi mua sắm của giới trẻ. Giới trẻ thường sử dụng việc sưu tầm như một cách để thể hiện cá tính và sở thích cá nhân của họ. Sưu tầm thường liên quan đến việc trở thành một phần của cộng đồng người có cùng sở thích. Giới trẻ tìm thấy niềm vui và sự kết nối thông qua việc trao đổi, bán hoặc mua các món đồ hiếm với những người khác có chung đam mê. Việc sở hữu các mặt hàng độc đáo hoặc giới hạn giúp họ cảm thấy mình nổi bật và khác biệt.

Tâm lý sở hữu và khao khát hoàn thiện bộ sưu tập khiến họ sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn, đặc biệt với các sản phẩm phiên bản giới hạn. Khi một món đồ hiếm trở nên khó tìm, giá trị của nó càng được nâng cao, tạo ra cảm giác độc quyền và thỏa mãn khi sở hữu.

Chiến lược khan hiếm còn kích thích tâm lý "sợ bị bỏ lỡ" (FOMO), thúc đẩy quyết định mua hàng nhanh chóng trước khi cơ hội biến mất. Các sản phẩm chỉ bán trong thời gian ngắn hoặc số lượng hạn chế càng làm gia tăng sự hứng thú và cạnh tranh. Đặc biệt, mạng xã hội đã khuếch đại hiệu ứng này khi việc sở hữu món đồ hiếm không chỉ là thỏa mãn cá nhân mà còn trở thành một cách khẳng định phong cách, địa vị trong cộng đồng.

Baby Three hay còn gọi là "bé ba" - món đồ chơi từ Trung Quốc, là những nhân vật bằng bông có khuôn mặt tròn, với biểu cảm phong phú, ngoại hình ngây thơ và thân thiện, gây hấp dẫn về mặt thị giác, thường được thiết kế theo nhiều chủ đề đa dạng như lễ hội, theo các bộ sưu tập như hải sản, cổ tích, bánh ngọt, côn trùng, Tây Du Ký, 12 con giáp… hoặc theo các sự kiện đặc biệt.

MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Thủ lĩnh khăn quàng đỏ tranh tài

Thủ lĩnh khăn quàng đỏ tranh tài

TPO - Sáng 19/4, hơn 80 thí sinh đến từ các trường THCS trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đua tài trong hội thi "Thủ lĩnh Khăn quàng đỏ - Hoa thơm dâng Bác, kết nối non sông" năm học 2024 - 2025.
Thanh niên Huế hưởng ứng ngày hội văn hóa giao thông

Thanh niên Huế hưởng ứng ngày hội văn hóa giao thông

TPO - Ngày hội “Thanh niên với văn hóa giao thông năm 2025” do Ban Thanh niên Công an TP Huế phối hợp cơ quan chức năng tổ chức đã thu hút hơn 1.000 cán bộ, đoàn viên, thanh niên và học sinh tham gia, qua đó nhằm tăng cường tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành luật giao thông trong giới trẻ và người dân tại Huế.
Đoàn Thanh niên Chính phủ ứng dụng AI, giáo dục truyền thống

Đoàn Thanh niên Chính phủ ứng dụng AI, giáo dục truyền thống

TPO - Mô hình Câu lạc bộ VTV AI thiết kế các lớp học gắn với lĩnh vực chuyên môn; đưa đoàn viên, thanh niên đến các nhà hát nghệ thuật truyền thống; giáo dục lý tưởng cách mạng cho đoàn viên, thanh niên qua các bộ phim... là những mô hình tiêu biểu được chia sẻ tại hội nghị Tổng kết Tháng Thanh niên 2025 do Đoàn Thanh niên Chính phủ tổ chức.
Lan tỏa niềm say mê đọc ở Ngày Sách Việt Nam

Lan tỏa niềm say mê đọc ở Ngày Sách Việt Nam

TPO - Ngày Sách và Văn hóa đọc nhằm khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của sách. Đây cũng là dịp để tôn vinh người đọc, người sáng tác, xuất bản, in, phát hành và nâng cao trách nhiệm của các cấp, ngành đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc.
Tiếc thương Liệt sĩ, Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải

Tiếc thương Liệt sĩ, Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải

TPO - Trong căn nhà đơn sơ ở thôn Cao Xá (thị trấn Trần Cao, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên), tiếng khóc xé lòng hòa lẫn với sự tĩnh lặng của những đoàn người đến viếng hương hồn Liệt sĩ, Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải - cán bộ Phòng CSĐT tội phạm về ma túy, Công an tỉnh Quảng Ninh hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ truy bắt tội phạm ma túy tối 17/4.