Vì sao không nên ăn thực phẩm nuôi trồng trong 1km sau vụ cháy nhà máy Rạng Đông?

Vì sao không nên ăn thực phẩm nuôi trồng trong 1km sau vụ cháy nhà máy Rạng Đông?
HHT - PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho rằng, trong nhà máy có nhiều loại hoá chất khi xảy ra cháy lớn hoá chất sẽ bốc hơi, bay ra gây ô nhiễm, chính vì thế việc cấm ăn thực phẩm nuôi trồng trong 1km sau vụ cháy là điều cần thiết.

Liên quan đến vụ hoả hoạn kinh hoàng kéo dài nhiều giờ đồng hồ tại Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông, ngày 29/8, UBND phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội đã ra thông báo về việc xử lý vệ sinh môi trường sau cháy.

Theo thông báo, ngày 28/8, trên địa bàn phường Thanh Xuân Trung có xảy ra cháy tại Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông, giáp ranh phường Hạ Đình. Sau khi cháy còn tồn dư nhiều khói bụi, không khí nhiễm bẩn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân, của cán bộ viên chức tại một số khu vực và cơ quan, đơn vị, trường học trên địa bàn phường Hạ Đình. 

Vì sao không nên ăn thực phẩm nuôi trồng trong 1km sau vụ cháy nhà máy Rạng Đông? ảnh 1
Vì sao không nên ăn thực phẩm nuôi trồng trong 1km sau vụ cháy nhà máy Rạng Đông? ảnh 2
Hiện trường tan hoang sau cháy lớn ở Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông.

Chính vì thế, Ủy ban nhân dân phường Hạ Đình khuyến nghị người dân không sử dụng thực phẩm rau, hoa quả, gia cầm, cá, lợn được nuôi trong vòng bán kính 1km kể từ tâm đám cháy trong thời gian 21 ngày.

Cần sơ tán trẻ nhỏ, người già, ốm bệnh ra khỏi khu vực chịu ảnh hưởng của cháy, thời gian sơ tán từ 1-10 ngày. Để hạn chế tác hại của khói bụi, phường Hạ Đình đề nghị các gia đình tự theo dõi sức khỏe của các thành viên. Nếu có biểu hiện ho, khó thở, đau ngực, sốt bất thường thì phải đưa đi khám tại các bệnh viện để có biện pháp xử lý kịp thời.

Vì sao không nên ăn thực phẩm nuôi trồng trong 1km sau vụ cháy nhà máy Rạng Đông? ảnh 3
Người dân khó thở khi đi qua khu vực xảy ra cháy.

Nếu có trồng tiếp tục nên thay đổi đất, dung dịch thủy canh mới, để đảm bảo không bị ô nhiễm với các loại cây cảnh cũng tiến hành phun rửa nhiều lần bằng nước sạch để trôi bụi do cháy.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Viện công nghệ sinh học và Thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội) cho rằng, thông báo trên của UBND phường Hạ Đình rất kịp thời để đảm bảo sức khoẻ cho người dân.

Theo ông Thịnh cho biết, bóng đèn phích nước được tráng một lớp kim loại phản quang bên ngoài, chậm chí có thành phần của kim loại nặng là thuỷ ngân.

Vì sao không nên ăn thực phẩm nuôi trồng trong 1km sau vụ cháy nhà máy Rạng Đông? ảnh 4
Nhiều hàng hoá bị thiêu rụi.

“Trong nhà máy có nhiều loại hoá chất chứ không riêng gì thuỷ ngân. Khi xảy ra cháy lớn hoá chất sẽ bốc hơi, bay ra gây ô nhiễm không khí cùng với khói bụi. Chính vì thế phía UBND phường đã rất nhanh nhạy đưa ra cảnh báo cho người dân. Mặc dù chưa biết chính xác đây là hoá chất gì, người ta không phân tích nhưng chắc chắn là độc, hoá chất độc nào cũng nguy hiểm cho con người”, ông Thịnh nhấn mạnh.

Chuyên gia này cho rằng, đối với những vụ cháy dân sự thì không độc hại nhưng đối với công ty chứa nhiều thành phần hoá chất thì nếu xảy ra cháy rất độc hại.

Vì sao không nên ăn thực phẩm nuôi trồng trong 1km sau vụ cháy nhà máy Rạng Đông? ảnh 5
Vì sao không nên ăn thực phẩm nuôi trồng trong 1km sau vụ cháy nhà máy Rạng Đông? ảnh 6
Ông Thịnh cho rằng việc hít khí thải là hoá chất rất độc hại cho sức khoẻ người dân.

“Hoá chất bay theo bụi trong đám cháy, bản thân hoá chất sinh khí nếu nặng rơi xuống luôn. Tuy nhiên có khí bay xa tích tụ trong không khí khi gặp mưa mới theo nước mưa rơi xuống. Thuỷ ngân rất độc hại, trong nhà máy làm bóng đèn, phích nước thì thuỷ tinh cũng là loại đặc biệt chứ không phải thông thường, đuôi đèn làm bằng kim loạn, lõi phich bằng nhựa, đây là tổ hợp chất độc hại, đã độc hại thì cần phải tránh”, ông Thịnh nói thêm.

Trước đó, vào lúc hơn 18h ngày 28/8, đã xảy ra vụ cháy tại kho chứa hàng thuộc Công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông, ở phố Hạ Đình, phường Thanh Xuân Trung.

Theo đó, khu vực xảy ra cháy nằm trong khuôn viên kho chứa hàng hóa với tổng diện tích nhà kho, xưởng là khu vực xảy ra cháy khoảng 6000m2. Các khu vực kho và xưởng bị cháy nằm tại phía Đông Nam khuôn viên Công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông, bao gồm: Kho compact, kho bóng đèn huỳnh quang, kho phích, kho đèn bàn, vật tư nghành xưởng và một số kho xưởng nhỏ khác.

Ngay sau khi nhận được tin báo cháy, Lãnh đạo UBND quận Thanh Xuân đã chỉ đạo Công an quận và các lực lượng chức năng phối hợp triển khai các biện pháp nghiệp vụ tổ chức chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với các kho hàng của nhà máy và các hộ dân liền kề.

Quận Thanh Xuân đã huy động 200 cán bộ chiến sĩ và 35 phương tiện các loại thực hiện nhiệm vụ chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn (20 xe chữa chảy, 10 xe trực y tế, cấp cứu, 01 xe cứu nạn cứu hộ, 03 xe téc nước, 01 xe máy xúc) và chỉ đạo lực lượng PCCC cơ sở, huy động toàn bộ lực lượng bảo vệ dân phổ, dân phòng 5 phường lân cận phổi họp chừa cháy, phân luồng giao thông, di chuyển và bảo vệ tài sản của người dân.

Nhận định đây là đám cháy lớn và có nguy cơ lan ra các hộ dân khu vực xung quanh, Chủ tịch UBND quận đã báo cáo xin ý kiến Chủ tịch UBND Thành phố thống nhất chỉ đạo quận tập trung quyểt liệt di chuyển ngay các hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm; các lực lượng chức năng đã tiến hành hồ trợ di chuyển tài sản đối với 58 hộ dân với 213 nhân khẩu dọc tuyến phố Hạ Đình thuộc 02 phường: Thanh Xuân Trung, Hạ Đình ra khỏi khu vực đám cháy, đảm bảo không ảnh hưởng đển người và các tài sản lớn có giá trị.

Đến khoảng 21h10 cùng ngày, đám cháy về cơ bản được khống chế, đã ngăn chặn được cháy lan, sau đó lực lượng chức năng tiếp tục tiến hành khoanh vùng phun nước và các biện pháp nghiệp vụ không để bùng phát cháy trở lại. Đến khoảng 23h30 cùng ngày, đám cháy cơ bản đã được dập tắt.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Cùng ở miền Bắc nhưng nhiệt độ tại Sơn La lại chênh lệch rất lớn so với Hà Nội

Cùng ở miền Bắc nhưng nhiệt độ tại Sơn La lại chênh lệch rất lớn so với Hà Nội

HHT - Nắng nóng tiếp tục diễn ra gay gắt tại nhiều nơi trên cả nước, trong đó có các tỉnh Tây Bắc Bộ. Tại Yên Châu (Sơn La), mức nhiệt đo được lúc 13h lên đến 41,7 độ C. Trong khi đó, Đông Bắc Bộ có nền nhiệt duy trì ngưỡng cao nhất khoảng 29-32 độ C. Vì sao lại có sự khác biệt rõ rệt này?