Vì sao show sống còn tại Việt Nam mãi rơi vào cảnh dự án “nằm trên giấy“?

HHT - Việt Nam đã mang về nhiều chương trình có format từ nước ngoài thành công như Cuộc đua kỳ thú, Chạy đi chờ chi… nhưng lại không có chương trình sống còn tìm kiếm thành viên nhóm nhạc. Vì sao lại thế?

Show sống còn “chết khô” ở Việt Nam

Không phải chỉ mới gần đây show sống còn mới thu hút sự quan tâm của khán giả mà ngay từ nhiều năm về trước những chương trình này đã chứng tỏ được sức hấp dẫn của mình. BIG BANG, TWICE, MONSTA X, WINNER, iKON… đều là những nhóm nhạc ra đời từ những show sống còn. Lúc này, các chương trình sống đa số đều diễn ra trong nội bộ công ty, nơi các thực tập sinh trong công ty thi đấu với nhau để có được một vị trí chính thức trong nhóm nhạc mới mà công ty sẽ cho debut ngay sau đó.

Vì sao show sống còn tại Việt Nam mãi rơi vào cảnh dự án “nằm trên giấy“? ảnh 1 Bốn mùa của "Produce 101" đều thành công rực rỡ

Show sống còn vượt ra khỏi “ranh giới địa lý” các công ty, bùng nổ và trở thành cơn sốt cả Hàn Quốc có thể đánh dấu bằng chương trình Produce 101 và sau đó I.O.I ra đời. Như nấm sau mưa, các chương trình sống còn cứ thế nở rộ dù không hẳn chương trình nào cũng thành công. Produce tiếp tục sản xuất ra thêm Produce 101 mùa 2 với WANNA ONE ra mắt, Produce 48 với IZ*ONE xuất kích.

Đây đều là các nhóm nhạc thành công tại K-Pop, đặc biệt WANNA ONE có sức bùng nổ khủng khiếp, đạt được thành tích không thua kém gì một nhóm nhạc nam hàng đầu của một công ty lớn. Khi còn hoạt động, WANNE ONE được đặt cạnh những tiền bối như EXO, BTS…

Vì sao show sống còn tại Việt Nam mãi rơi vào cảnh dự án “nằm trên giấy“? ảnh 2  Wanna One gặt hái thành công rực rỡ khi bước ra từ Produce 101 mùa thứ hai

Vượt khỏi biên giới Hàn Quốc, mô hình chương trình sống còn Produce 101 lan sang các nước Nhật Bản, Trung Quốc… mà khán giả Việt quen thuộc nhất là Thanh xuân có bạn, Sáng tạo doanh… Việt Nam đã mang về một số chương trình format nước ngoài và thành công như Cuộc đua kỳ thú, Chạy đi chờ chi… nhưng vẫn chưa thấy rục rịch gì về show sống còn để cho ra mắt nhóm nhạc. Nguyên do vì đâu?

Vì sao show sống còn tại Việt Nam mãi rơi vào cảnh dự án “nằm trên giấy“? ảnh 3 Vì đâu Việt Nam vẫn chưa có show sống còn thành công?

Bài toán khó giải - Thí sinh ở đâu?

Để tổ chức một chương trình như Produce 101 cần phải có tầm hơn 100 thí sinh tham gia vòng đầu tiên. Và trong số 100 thí sinh đó, phải có ít nhất tầm 20 thí sinh có sức hút và kỹ năng tốt. Chất lượng thí sinh càng cao, sức cạnh tranh giữa họ càng lớn thì chương trình sẽ càng gay cấn và thu hút. Nếu sự khác biệt giữa các thí sinh là quá lớn, việc ai sẽ giành chiến thắng cuối cùng quá dễ đoán, thì chương trình sẽ chẳng còn gì hấp dẫn nữa, thế thì chẳng ai xem.

Vì sao show sống còn tại Việt Nam mãi rơi vào cảnh dự án “nằm trên giấy“? ảnh 4 Các show sống còn thành công cần có dàn thí sinh tài năng 

Sở dĩ Produce 101 hay Thanh xuân có bạn, Sáng tạo doanh thành công là vì thí sinh đã có sẵn kỹ năng nền khi họ là thực tập sinh của các công ty giải trí, học viên từ những trường nghệ thuật nổi tiếng như Học viện Hý kịch Trung Ương, Học viện vũ đạo Bắc Kinh… Thậm chí có không ít thí sinh đã debut từ trước đó, hoặc là có chút tiếng tăm trên mạng xã hội, hoặc đã tham gia một chương trình tương tự.

Thế mà ngay cả ở những thị trường lớn như Hàn, Trung… việc tìm kiếm thí sinh đạt chất lượng cho chương trình cũng không hề dễ dàng. Chuỗi show Produce của Hàn phải thường thay đổi để đảm bảo sự tươi mới và chất lượng của thí sinh: Năm tuyển thí sinh nữ, năm tuyển thí sinh nam, năm kết hợp với Project48 (AKB48, SKE48, HKT48…).

Vì sao show sống còn tại Việt Nam mãi rơi vào cảnh dự án “nằm trên giấy“? ảnh 5 Ngay cả nước có showbiz phát triển như Hàn Quốc cũng không dễ kiếm được các thí sinh xuất sắc về ngoại hình lẫn kỹ năng trình diễn

Các chương trình của Việt Nam dễ rơi vào tình cảnh khan hiếm thí sinh đạt chất lượng. Có thông tin hành lang nói rằng khi Produce 101 rầm rộ với thành công của I.O.I, Việt Nam đã có dự định cũng sẽ tổ chức một chương trình tương tự. Nhưng cuối cùng dự định phải xếp kho vì không đảm bảo được số lượng và chất lượng thí sinh.

Gần đây ngay cả chương trình Người ấy là ai cũng có dấu hiệu “đuối sức” với người tham gia. Chương trình rất thành công sau mùa 1 và 2, nhưng sang mùa 3 khán giả đã bắt đầu nhận thấy nhiều vấn đề. Chưa có mùa nào các thí sinh bị “bóc phốt” nhiều như mùa này, đó là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của việc khan hiếm thí sinh và các nhân tố nổi bật.

Đau đầu tìm kiếm đầu tàu

Vì sao show sống còn tại Việt Nam mãi rơi vào cảnh dự án “nằm trên giấy“? ảnh 6 Show sống còn muốn thành công còn cần một công ty giải trí lớn, có tiềm lực kinh tế đứng ra tổ chức

Đặt giả thiết ngay cả khi Việt Nam đã tổ chức thành công, thành lập được nhóm nhạc, nhóm này sẽ do ai quản lý, kế hoạch phát triển như thế nào… tiếp tục là một bài toán khó giải khác. Ở Việt Nam có thể có công ty sẽ đủ lớn, đủ tiềm lực để làm đầu tàu cho nhóm, nhưng chưa chắc họ sẽ chịu mạo hiểm. Vì đây có thể là một canh bạc chỉ có lỗ.

Vì sao show sống còn tại Việt Nam mãi rơi vào cảnh dự án “nằm trên giấy“? ảnh 7 Ngay cả một công ty lớn như YG cũng đã hủy việc ra mắt của nhóm nhạc chiến thắng từ show sống còn MIXNINE. 

Showbiz Việt không chuộng nhóm nhạc là một sự thật. Khán giả Việt thích nghe nhạc Ballad thay vì Dance hay EDM cũng là một sự thật. Hào quang của các nhóm nhạc ở Việt Nam như 1080, H.A.T, 365daband… đã là câu chuyện của rất nhiều năm về trước và rất khó lặp lại. Khán giả không mặn mà thì chẳng có lý do gì một công ty lại phải đổ tiền của vào cả.

Ngay cả một công ty lớn như YG cũng đã hủy việc ra mắt của nhóm nhạc chiến thắng từ show sống còn MIXNINE. Công ty đưa ra lý do rằng không thỏa thuận được điều kiện với các công ty chủ quản của các thí sinh này, còn truyền thông Hàn cho rằng vì sản xuất MIXNINE đã lỗ nên YG không muốn tiếp tục thử may rủi thêm nữa.

Vì sao show sống còn tại Việt Nam mãi rơi vào cảnh dự án “nằm trên giấy“? ảnh 8 Showbiz Việt không chuộng mô hình nhóm nhạc càng khiến show sống còn khó thành công

Môi trường showbiz Việt rất dễ dàng để solo nên nhu cầu ở trong một nhóm nhạc, mối liên kết với một nhóm nhạc của các thành viên không chặt chẽ. Việc ràng buộc nghệ sĩ không rõ ràng thì không thể đảm bảo nghệ sĩ sẽ gắn bó với công ty lâu dài, ít nhất cho đến khi hoàn vốn đầu tư. Công ty quản lý SGO48 mới đây vì sự việc thành viên Sachi hẹn hò, vi phạm luật nhóm nên phải rời nhóm chính là một ví dụ điển hình. Không những vi phạm luật, Sachi còn tuồn các thông tin nội bộ nhóm cho người ngoài, gây ảnh hưởng lớn đến nhóm. Chương trình Senbatsu Battle đang tiến hành theo đó cũng bị ảnh hưởng, không rõ có phải quay lại từ đầu hay không.

Vì sao show sống còn tại Việt Nam mãi rơi vào cảnh dự án “nằm trên giấy“? ảnh 9 Hiện giờ, show sống còn chỉ là một giấc mộng xa xăm mà thôi!

Khi showbiz Việt phát triển đủ cơ sở hạ tầng, đảm bảo được chất lượng của người tham gia, xây dựng được những ràng buộc chặt chẽ về hợp đồng cũng như pháp lý, thì show sống còn đào tạo nhóm nhạc mới có cơ hội đến với khán giả. Còn trước lúc đó, tất cả chỉ là một giấc mộng xa xăm mà thôi!

Vì sao show sống còn tại Việt Nam mãi rơi vào cảnh dự án “nằm trên giấy“? ảnh 13
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm