Vì sao trái bóng tại World Cup 2022 phải sạc pin? Câu trả lời sẽ khiến bạn thích thú!

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Quả bóng có tên "Al Rihla" chính thức được sử dụng cho World Cup 2022 tại Qatar có công nghệ cao đến mức họ không chỉ cần phải bơm đầy không khí mà còn phải sạc cho quả bóng này trước khi lăn ra sân. Cùng tìm hiểu về quả bóng "AI Rihla" này nhé!

Bóng "AI Rihla" được sản xuất bởi Adidas, lấy tên từ tiếng Ả Rập có nghĩa là "hành trình". Công nghệ lõi bên trong quả bóng này có một cảm biến để đo các dữ liệu như tốc độ và hướng chuyền bóng, từ đó giúp cho trọng tài dễ dàng theo dõi bóng cũng như bắt các pha việt vị thông qua VAR.

Mới đây, một tấm hình được đăng tải trên Reddit cho thấy những quả bóng World Cup có thiết kế màu fluro đang được sạc giống như là smartphone.

Cảm biến trong quả bóng được cung cấp năng lượng từ viên pin nhỏ, theo Adidas cho biết viên pin này có thể kéo dài trong 6h sử dụng liên tục. Nếu không sử dụng thì thời lượng pin có thể lên đến 18 ngày.

Bên cạnh đó, cảm biến trong quả bóng này chỉ nặng 14 gram, dễ dàng đặt trong quả bóng và từ đó trọng tài có thể xác định các pha việt vị cũng như đưa ra các quyết định khác.

Vì sao trái bóng tại World Cup 2022 phải sạc pin? Câu trả lời sẽ khiến bạn thích thú! ảnh 1

Quả bóng "AI Rihla" đang được sạc trước khi ra sân. (Ảnh: Reddit)

Theo Maximillian Schmidt - đồng sáng lập và giám đốc điều hành của KINEXON cho biết: "Bất cứ khi nào quả bóng được đá, đánh đầu, ném hoặc thậm chí được chạm vào, hệ thống sẽ dễ dàng bắt trọn từng khoảng khắc của quả bóng ở tốc độ 500 khung hình/ giây. Dữ liệu được gửi theo thời gian thực từ các cảm biến trong quả bóng đến hệ thống định vị cục bộ (LPS), được thiết lập qua các ăng-ten được lắp đặt xung quanh sân bóng. Hệ thống sau đó sẽ tiếp nhận và lưu trữ dữ liệu để sử dụng".

Schmidt cũng cho biết thêm: "Khi một quả bóng bay ra khỏi sân hay một quả bóng mới khác được ném hoặc đá vào để thay thế quả bóng cũ, hệ thống của KINEXON sẽ tự động chuyển dữ liệu của quả bóng cũ sang quả bóng mới mà không cần sự can thiệp của con người".

Trước đó, việc áp dụng công nghệ từ quả bóng "AI Rihla" đã từng bị nhiều người chỉ trích trong trận mở màn giữa Qatar và Ecuador vì phía VAR và trọng tài không ghi nhận bàn thắng cho Enner Valencia. Dẫu vậy, việc sai số từ máy móc và công nghệ là rất ít.

Vì sao trái bóng tại World Cup 2022 phải sạc pin? Câu trả lời sẽ khiến bạn thích thú! ảnh 2

Thiết kế của quả bóng "AI Rihla". (Ảnh: CNET)

Theo Franziska Loffelmann, Giám đốc thiết kế đồ họa bóng đá tại Adidas cho biết: "Thiết kế mới cho phép quả bóng duy trì tốc độ cao hơn đáng kể khi được đá lên trên không. Chúng tôi bắt đầu biến những điều không thể thành có thể với sự đổi mới bằng cách tạo ra quả bóng FIFA World Cup nhanh nhất và chính xác nhất hiện nay".

Hiện tại, bản sao của quả bóng "AI Rihla" được bán tại Rebel Sport với giá 240 AUD (khoảng 3,9 triệu đồng) không bao gồm cảm biến bên trong.

Vì sao trái bóng tại World Cup 2022 phải sạc pin? Câu trả lời sẽ khiến bạn thích thú! ảnh 6
Theo Daily Mail
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

HHT - Nếu thường xuyên theo dõi các trận đấu của đội tuyển Việt Nam, người hâm mộ có thể nhận ra rằng đã một thời gian khá dài, các cầu thủ mặc áo đấu không in tên. Ngay trong trận đấu vòng loại thứ hai World Cup 2026 khu vực châu Á, áo đấu của ĐT Việt Nam cũng không có tên cầu thủ. Tại sao lại như vậy?
Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

HHT - Trong trận đấu ở vòng loại World Cup 2026 châu Á, có một thời điểm Hoàng Đức của đội tuyển Việt Nam đã đi bóng vào khu vực cấm địa của ĐT Indonesia. Một cầu thủ Indonesia đã tranh bóng khiến Hoàng Đức bị ngã. Nhiều khán giả cho rằng trọng tài cần thổi phạt đền cho ĐT Việt Nam trong tình huống này. Vậy quyết định của trọng tài là sai hay đúng?