Vì sao trường Đại học không được đào tạo cao đẳng?

Vì sao trường Đại học không được đào tạo cao đẳng?
HHT - Việc Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB-XH) có văn bản gửi tới 45 trường đại học đề nghị từ 1/7/2019 dừng tuyển sinh bậc cao đẳng gây nên nhiều ý kiến trái chiều.
Vì sao trường Đại học không được đào tạo cao đẳng? ảnh 1
Thí sinh nộp hồ sơ tại một trường cao đẳng. Ảnh: Mỹ Quyên.

Theo luật Giáo dục năm 2005 và sửa đổi năm 2009, trường ĐH, học viện (gọi chung là trường ĐH) được đào tạo 4 trình độ gồm: CĐ, ĐH, thạc sĩ và tiến sĩ. Luật Giáo dục ĐH năm 2012 cũng quy định giáo dục ĐH bao gồm trường ĐH, trường CĐ và đào tạo trình độ CĐ trở lên. Vì thế, trong rất nhiều năm, hầu như trường ĐH nào cũng tuyển sinh bậc CĐ, thậm chí cả trung cấp (TC).

Hai luật có chỏi nhau?

Tuy nhiên, vào cuối năm 2011, Bộ GD-ĐT đã ra Thông tư 57 yêu cầu các trường ĐH không đào tạo trình độ TC, trừ các trường nhóm ngành văn hóa nghệ thuật, theo lộ trình đến 2017 thì dừng hẳn.

Đến năm 2015, Bộ GD-ĐT tiếp tục ra Thông tư 32 yêu cầu các trường ĐH có tuyển sinh và đào tạo CĐ giảm 20% chỉ tiêu CĐ mỗi năm, để đến năm 2020 không còn bậc học này trong trường ĐH. Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân được Thủ tướng phê duyệt tháng 10/2016 cũng đã quy định giáo dục ĐH không bao gồm trình độ CĐ và TC. Đến thời điểm này, nhiều trường ĐH trước đó có đào tạo CĐ, TC đã bỏ hẳn tuyển sinh các bậc học này.

Nhưng luật Giáo dục nghề nghiệp có hiệu lực năm 2015 lại cho phép cơ sở giáo dục ĐH cũng có thể được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp (điều 19) nếu đáp ứng đủ yêu cầu. Điều này khiến cho đại diện một số trường ĐH đang đào tạo CĐ cho rằng nếu luật Giáo dục nghề nghiệp coi ĐH là một đơn vị có thể đăng ký hoạt động đào tạo CĐ, TC thì trước mắt, các trường sẽ vẫn tiếp tục tuyển sinh các bậc học này, với lý do “thông tư 32 và 57 thấp hơn luật”.

Chính vì thế, việc Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) vừa có văn bản đề nghị 45 cơ sở giáo dục ĐH đã được Tổng cục GDNN cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động GDNN trước đó dừng tuyển sinh CĐ kể từ ngày 1.7.2019, khiến nhiều trường ĐH phản ứng.

Ông Vũ Văn Hà, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế - Thanh tra, Tổng cục GDNN, cho biết: “Trước đó, Bộ GD-ĐT đã có thông tư yêu cầu các trường ĐH giảm hằng năm chỉ tiêu CĐ để tiến tới 2020 dừng đào tạo. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giáo dục ĐH năm 2018 được Quốc hội thông qua có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2019 quy định chức năng đào tạo của các cơ sở giáo dục ĐH chỉ bao gồm trình độ ĐH, thạc sĩ và tiến sĩ, không có CĐ và TC. Điều đó có nghĩa tất cả những quy định trước đây về cùng vấn đề này không còn phù hợp, kể cả quy định trường ĐH được đăng ký hoạt động GDNN. Chúng ta đương nhiên phải làm theo quy định mới. Thời điểm này Tổng cục GDNN đề nghị các trường ĐH dừng tuyển sinh CĐ là phù hợp với thời gian mà luật Giáo dục ĐH có hiệu lực”.

Theo ông Hà, tại khoản 3, điều 156 luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định: “Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau”. Các luật này đều do Quốc hội ban hành vì thế các trường từ nay sẽ làm theo quy định của luật Giáo dục ĐH sửa đổi, không đào tạo CĐ nữa.

Dạy nghề có đặc thù riêng

Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD-ĐT), Phó chủ tịch Hiệp hội GDNN VN, nhìn nhận: “Một trường ĐH cùng sử dụng cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên đó để xin chỉ tiêu ở cả 2 bộ để đào tạo 2 bậc học mà không tính đến việc quy đổi, không tính đến vấn đề tải trọng, sẽ khó đảm bảo chất lượng”.

Trước đó, khi các thông tư đưa ra lộ trình trường ĐH dừng tuyển sinh TC trước 2017 và dừng tuyển sinh CĐ trước 2020, một đại diện của Bộ GD-ĐT thời điểm đó (2015) đã lý giải quy định này ra đời nhằm mục đích để các cơ sở giáo dục ĐH tập trung các nguồn lực nâng cao chất lượng đào tạo trình độ ĐH, thạc sĩ và tiến sĩ.

“Chúng tôi cũng cho rằng dạy nghề có đặc thù riêng. Quy định về cơ sở vật chất, giáo viên cũng khác so với ĐH. Bên cạnh đó, cũng cần nói thêm là hiện hệ thống gần 400 trường CĐ đang được tái cấu trúc và đầu tư, đủ năng lực tiếp nhận và đào tạo đáp ứng hoàn toàn nhu cầu của người học có nguyện vọng, với đầy đủ các ngành nghề mà ĐH đang tổ chức”, ông Lê Quân, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, chia sẻ.

Ông Vũ Văn Hà cho biết: “Đối với các khóa đã tuyển sinh trước ngày 1.7.2019, các cơ sở giáo dục ĐH tiếp tục tổ chức đào tạo cho đến khi kết thúc khóa học và cấp bằng tốt nghiệp theo quy định của luật GDNN và hướng dẫn của Bộ LĐ-TB-XH. Về một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, Tổng cục GDNN đề nghị các trường báo cáo Bộ VH-TT-DL xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đào tạo trình độ CĐ, TC mang tính đặc thù kết hợp đào tạo nghệ thuật với đào tạo văn hóa”.

Theo thanhnien.vn
MỚI - NÓNG
H’Hen Niê đồng hành cùng chuỗi hoạt động hướng đến người dân gặp khó khăn tại Điện Biên
H’Hen Niê đồng hành cùng chuỗi hoạt động hướng đến người dân gặp khó khăn tại Điện Biên
HHT - Hoa hậu H'Hen Niê có chuyến công tác tại tỉnh Điện Biên, hưởng ứng "Tháng Nhân đạo năm 2024 cấp Quốc gia", đồng hành cùng Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam trong chuỗi hoạt động “Hành trình nhân đạo, trao nhận yêu thương” hướng đến trẻ em, phụ nữ, người dân khó khăn tại Điện Biên.
BTS "nằm không dính đạn", bị "réo tên" trong xung đột giữa nhà HYBE và CEO Min Hee Jin
BTS "nằm không dính đạn", bị "réo tên" trong xung đột giữa nhà HYBE và CEO Min Hee Jin
HHT - Tên gọi "Chống đạn thiếu niên đoàn" của BTS lại một lần nữa phát huy công dụng khi nhóm vô cớ bị réo tên trong drama "sóng gió gia tộc" nhà HYBE. Người hâm mộ gục ngã vì cười quá nhiều khi hàng loạt hình ảnh thời ra mắt của nhóm được đào lại, netizen "hóng dưa" cũng được giải lao để chuẩn bị hóng hớt các tình tiết gây cấn tiếp theo.
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
HHT - Nắng nóng sẽ diễn ra tại hầu hết các địa phương trên cả nước trong dịp nghỉ lễ, nếu có kế hoạch du lịch, vui chơi ngoài trời cần chú ý bảo vệ sức khỏe, tăng cường chống nắng tránh nguy cơ say nóng, đột quỵ. Thế nhưng liệu Hà Nội có nóng tới tận 41 độ C như dự báo của các ứng dụng thời tiết?

Có thể bạn quan tâm

Thực hư chuyện hai anh em đạp xe hơn 400km tìm mẹ: Gia đình đã tìm thấy con

Thực hư chuyện hai anh em đạp xe hơn 400km tìm mẹ: Gia đình đã tìm thấy con

HHT - Mới đây, mạng xã hội rầm rộ chia sẻ thông tin về 2 bé trai đạp xe từ Điện Biên xuống Hà Nội để đi tìm mẹ. Hai em được một người dân bắt gặp trong bộ dáng mệt mỏi, đói khát nên đưa vào nhà giúp đỡ. Tuy nhiên, theo xác minh mới nhất của Công an huyện Mai Châu, sự thật không đúng như lời kể của hai em.