Video Deepfake giả mạo người nổi tiếng tràn lan trên "Tóp Tóp", làm thế nào để phân biệt?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Là một trong những nền tảng phổ biến nhất hiện nay, TikTok hiện đang chứa lượng nội dung Deepfake (dùng trí tuệ nhân tạo để thay đổi khuôn mặt) nhiều hơn so với bất kỳ nền tảng nào khác.

Deepfake là video trong đó khuôn mặt hoặc cơ thể của một đối tượng đã được thay đổi kỹ thuật số để khiến họ trông giống người khác - thường là người nổi tiếng.

Một ví dụ đáng chú ý là tài khoản TikTok @deeptomcruise, đã đăng tải tới hàng chục video Deepfake mạo danh Tom Cruise và thu hút khoảng hơn 3,6 triệu lượt theo dõi.

Những video đóng giả nam diễn viên Tom Cruise đang lan truyền mạnh mẽ.

Mặc dù Deepfake thường được sử dụng một cách sáng tạo hoặc để mua vui, thế nhưng bên cạnh đó chúng còn bị lợi dụng nhằm mục đích làm sai lệch thông tin, để gian lận danh tính và làm mất uy tín của các nhân vật nổi tiếng.

Mục đích ban đầu của Deepfake là gì?

Thao tác với văn bản, hình ảnh và cảnh quay từ lâu đã trở thành nền tảng của tính tương tác và Deepfake cũng không ngoại lệ.

Công nghệ này được sử dụng rộng rãi trong nghệ thuật kỹ thuật số và châm biếm. Cung cấp công cụ tinh tế hơn (rẻ hơn) để chèn trực quan, so với màn hình xanh và hình ảnh do máy tính tạo ra.

Công nghệ Deepfake cũng có thể cho phép hồi sinh chân thực hình ảnh của các diễn viên đã qua đời và tái hiện lịch sử. Điều này thậm chí có thể đóng vai trò trong việc giúp mọi người bớt đau buồn những người thân yêu đã khuất của họ.

Video Deepfake giả mạo người nổi tiếng tràn lan trên "Tóp Tóp", làm thế nào để phân biệt? ảnh 1

Hình ảnh so sánh giữa khuôn mặt "real" và "fake". (Ảnh: Forbes)

Công nghệ Deepfake được cho là có thể gây ra một số vấn đề rắc rối như:

- Deepfake đang được sử dụng làm "bằng chứng" cho các tin tức giả mạo và thông tin sai lệch khác.

- Deepfake đang được sử dụng để làm mất uy tín của những người nổi tiếng và những người trục lợi phụ thuộc vào việc chia sẻ nội dung nhờ danh tiếng người khác.

Những người tạo ra Deepfake nhấn mạnh lượng thời gian và công sức cần thiết để làm cho những video này trông chân thực hơn. Chris Ume, nghệ sĩ hiệu ứng hình ảnh và AI đứng sau tài khoản @deeptomcruise trên TikTok, khi tài khoản này nổi tiếng, Ume đã nói với The Verge: “Bạn không thể làm điều đó chỉ bằng cách nhấn một nút”.

Nhưng có bằng chứng xác thực là việc kiếm tiền ngày càng trở nên dễ dàng hơn. Các nhà nghiên cứu tại ​​Global Pulse của Liên Hợp Quốc đã chứng minh cách các bài phát biểu có thể "làm giả thực tế" chỉ với 13 phút.

Khi các ứng dụng Deepfake được phát triển nhiều hơn, những người "low-tech" cũng có thể tạo ra các Deepfake trông giống như thật. Trên thực tế, chúng ta đều thấy rằng việc chỉnh sửa ảnh đã "bùng nổ" như thế nào trong thập kỷ qua.

Video Deepfake giả mạo người nổi tiếng tràn lan trên "Tóp Tóp", làm thế nào để phân biệt? ảnh 2

Rất nhiều người nổi tiếng bị giả mạo trong các video. (Ảnh: Forbes)

Vào năm 2020, Twitter đã cấm chia sẻ các phương tiện tổng hợp có thể gây nhầm lẫn, gây hại cho mọi người (ngoại trừ trường hợp có nhãn hàng được áp dụng). TikTok cũng làm như vậy và YouTube đã cấm các trò chơi liên quan đến cuộc bầu cử liên bang Hoa Kỳ.

Video Deepfake giả mạo người nổi tiếng tràn lan trên "Tóp Tóp", làm thế nào để phân biệt? ảnh 3

TikTok và Twitter đã cấm chia sẻ các phương tiện có thể lừa dối, gây nhầm lẫn cho mọi người.

Một trong những biện pháp khắc phục tốt nhất để chống lại Deepfake có hại là người dùng trang bị cho mình nhiều kỹ năng phát hiện nhất có thể. Sau đây là một số dấu hiệu đầu tiên của Deepfake:

- Có phải khuôn mặt quá mịn, hoặc có những bóng xương gò má có vẻ bất thường?

- Các chuyển động của mí mắt và miệng khá rời rạc, gượng gạo hoặc không tự nhiên?

- Tóc trông có giả không? Công nghệ Deepfake hiện nay đang gặp khó khăn trong việc duy trì vẻ ngoài ban đầu của tóc (đặc biệt là lông mặt).

- Tự hỏi bản thân xem video đó đang đề cập gì? Bất cứ điểm khác thường hoặc trái với hiểu biết của công chúng sẽ có liên quan ở đây.

- Đánh giá nguồn có độ tin cậy không? Nếu bạn đang sử dụng nền tảng mạng xã hội, tài khoản của người đăng đã được xác minh chưa?

Video Deepfake giả mạo người nổi tiếng tràn lan trên "Tóp Tóp", làm thế nào để phân biệt? ảnh 4

Deepfake có thể gây ảnh hưởng đến uy tín của nhiều người. (Ảnh: Kedaitekno)

Phần lớn ở trên là kiến ​​thức kỹ thuật số cơ bản và đòi hỏi khả năng phán đoán tốt. Bên cạnh đó còn có một số thao tác để tìm ra dấu hiệu nhận biết sau:

- Tìm kiếm các từ khóa được sử dụng trong video để xem liệu có bản ghi công khai về những gì đang được nói hay không - các trang thường đăng trích dẫn của các chính trị gia và người nổi tiếng trong vòng 72 giờ.

- Chụp ảnh màn hình video đang phát và thực hiện tìm kiếm hình ảnh đảo ngược của Google. Điều này có thể tiết lộ liệu phiên bản gốc của video có tồn tại hay không, sau đó bạn có thể so sánh với phiên bản đáng ngờ hiện có.

- Cuối cùng, nếu bạn phát hiện một video là Deepfake có ý đồ xấu hãy "report" nó ngay lập tức.

Video Deepfake giả mạo người nổi tiếng tràn lan trên "Tóp Tóp", làm thế nào để phân biệt? ảnh 6
Theo Thenextweb
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

HHT - Thời tiết miền Bắc đang nóng và ẩm, chính độ ẩm cao lại khiến nhiệt độ cảm nhận thực tế ngoài trời cao hơn nhiệt độ không khí, tức là con người cảm thấy nóng hơn. Nhưng vào mùa Đông, độ ẩm cao ở miền Bắc lại gây cảm giác lạnh hơn. Tại sao cùng là độ ẩm cao mà lại tạo những hiệu ứng trái ngược như vậy?