Viện bảo tàng mở cửa theo tâm trạng, khi ngủ đủ giấc mới cho khách vào xem!

Viện bảo tàng mở cửa theo tâm trạng, khi ngủ đủ giấc mới cho khách vào xem!
HHT - Bảo tàng mở cửa tùy vào "hứng" của ông chủ, nghe qua có vẻ "khó chịu" nhưng bất cứ ai đến tham quan đều được ông tiếp đãi rất nhiệt tình và thân thiện đấy.

Trên một con phố nhỏ tại Nhật Bản, có một viện bảo tàng thu nhỏ dành để trưng bày các tác phẩm nghệ thuật truyền thống Ukiyo-e (tranh in khắc gỗ). Viện bảo tàng tí hon này không chỉ thu hút khách du lịch bởi môn nghệ thuật truyền thống khá thú vị mà còn bởi cách hoạt động tùy hứng chưa từng có của ông chủ nơi đây.

Cụ Ichimura Mamoru làm chủ sở hữu bảo tàng này và là một trong khoảng 50 nghệ sĩ Ukiyo-e cuối cùng ở Nhật Bản. Cụ tiếp quản sự nghiệp của ông nội mình từ 50 năm trước. Đầu những năm 2000, ông cụ quyết định mở bảo tàng để truyền bá nền nghệ thuật truyền thống đang dần bị mai một này đến với giới trẻ.

Viện bảo tàng mở cửa theo tâm trạng, khi ngủ đủ giấc mới cho khách vào xem! ảnh 1
Cụ Ihimura và tấm bảng trước cửa bảo tàng của mình. 

Tranh in mộc bản Ukiyo-e với hình thức rất độc đáo này lần đầu xuất hiện vào cuối thế kỷ 16, chủ đề là mô tả lại cuộc sống thường nhật. Nhưng phải đến thế kỷ 18, khi có những tiến bộ trong kỹ thuật in ấn, khắc gỗ thì hình thức nghệ thuật này mới trở nên phổ biến hơn. Không chỉ giới hạn ở những khung cảnh cuộc sống hàng ngày, nội dung của Ukiyo-e được mở rộng thành những nội dung thu hút như những thiếu nữ xinh đẹp, diễn viên kịch kabuki, đô vật sumo, cảnh trích từ những câu chuyện lịch sử và dân gian, phong cảnh khắp nơi, động thực vật, thậm chí cả nội dung khiêu dâm. Tất cả nhanh chóng có tầm ảnh hưởng sâu sắc và lan rộng nhờ phong cách độc đáo của riêng nó.

Viện bảo tàng mở cửa theo tâm trạng, khi ngủ đủ giấc mới cho khách vào xem! ảnh 2
Một tác phẩm thể hiện quy trình tạo ra tranh in khắc gỗ.

Để có được tranh in bản mộc hoàn thiện phải trải qua nhiều giai đoạn và cần có sự tham gia của nhiều nghệ nhân theo từng công đoạn gồm thiết kế bản in, chạm khắc và người thợ in. Nhưng cụ Ihimura thực hiện tất cả ba vai trò trên. Toàn bộ quá trình tốn rất nhiều công sức, nhưng một khi những khối gỗ đã thành hình, những công đoạn cuối cùng khá đơn giản.

Viện bảo tàng mở cửa theo tâm trạng, khi ngủ đủ giấc mới cho khách vào xem! ảnh 3
Cụ Ihimura và những tác phẩm trong bảo tàng của mình.
Viện bảo tàng mở cửa theo tâm trạng, khi ngủ đủ giấc mới cho khách vào xem! ảnh 4
Viện bảo tàng mở cửa theo tâm trạng, khi ngủ đủ giấc mới cho khách vào xem! ảnh 5

Những năm trước đó, bảo tàng của cụ Ichimura Mamoru dần nổi tiếng khi hình ảnh về tấm biển trước cửa nhà ông được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội. Ban đầu, tấm bảng viết bằng tiếng Nhật nhưng đến năm 2003, một du khách đã giúp ông dịch nó sang tiếng Anh. Từ đó, bảo tàng của ông Ichimura được nhiều người biết đến hơn. Theo tấm biển ghi, giờ mở và đóng cửa của bảo tàng phụ thuộc vào giờ nghỉ ngơi của ông chủ Ihimura, tức là ông thức dậy thì bảo tàng mở và khi ông đi ngủ hay mệt thì nó đóng cửa. Cụ thể, tấm bảng được ghi rõ ràng: “Nơi này mở cửa khi tôi thức và đóng khi tôi đi ngủ. Khi tôi chán, nó cũng sẽ đóng”.

Viện bảo tàng mở cửa theo tâm trạng, khi ngủ đủ giấc mới cho khách vào xem! ảnh 6

Nhìn vào tấm bảng hẳn là ai cũng nghĩ chủ bảo tàng này sẽ khó tính lắm đây! Nhưng đừng vội nghĩ như vậy nhé, ông cụ Ihimura là người rất thân thiện, nhiệt tình và hiếu khách, thậm chí, ông còn bỏ hàng giờ để chỉ cho những vị khách tò mò về các công đoạn để tạo ra những bức tranh in khắc gỗ nữa đấy! 

MỚI - NÓNG
Tween Tiểu học Nam Thành Công xúc động, vui Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên
Tween Tiểu học Nam Thành Công xúc động, vui Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên
HHT - Liên hoan "Chiến sĩ nhỏ Điện Biên" của trường Tiểu học Nam Thành Công (Hà Nội) diễn ra đầy ấn tượng với những tiết mục văn nghệ, hoạt cảnh đầu tư công phu, chỉn chu. Phần thi kiến thức liên quan tới chiến dịch Điện Biên Phủ để lại dấu ấn sâu đậm nhờ sự thông minh, đáng yêu của các bạn nhỏ.

Có thể bạn quan tâm