Viết lại chuyện cổ tích: Ranh giới mong manh giữa sự sáng tạo và xuyên tạc

Viết lại chuyện cổ tích: Ranh giới mong manh giữa sự sáng tạo và xuyên tạc
HHT - Chuyện cổ tích vốn có nhiều dị bản và với sự phát triển mạnh mẽ của xã hội, giới trẻ ngày càng hăng hái hơn trong việc viết lại những câu chuyện vốn ra đời từ hàng nghìn năm trước.

Bộ truyện đang "làm mưa làm gió" trên mạng xã hội

Mới đây, Facebooker Phan Việt đã cho “xuất bản” online một series Sự thật về cổ tích Việt Nam với mở đầu là câu chuyện Tấm Cám. Ngay khi bộ truyện tung ra chương đầu tiên: “Hãy đặt tên con là Tấm”, các fan của thể loại fantasy hay dân ghiền fanfic đã “đánh hơi” ngay được sự hấp dẫn qua từng câu chữ ma mị của anh chàng.

Viết lại chuyện cổ tích: Ranh giới mong manh giữa sự sáng tạo và xuyên tạc ảnh 1

Theo lời chia sẻ của Phan Việt với Hoa Học Trò, ý tưởng ban đầu của bộ truyện xuất phát từ sự thật trong bản gốc: “Truyện cổ tích dân gian thường miêu tả cuộc đấu tranh giữa thiện và ác đơn thuần. Nhưng Tấm Cám thì đặc biệt hơn, đến cuối truyện, sau khi được các thế lực siêu nhiên liên tục giúp đỡ, Tấm quay trở lại dội nước sôi, làm mắm Cám, lừa dì ghẻ ản thịt con mình. Lúc đó Việt tự hỏi, liệu lấy ác trả ác có phải một điều nên làm? Vì cô Tấm là người tốt nên mọi hành động sau đều được tha thứ? Vì vậy, Việt mới có ý tưởng viết truyện, với hi vọng giải thích một cách phù hợp hơn hành động của Tấm lúc bấy giờ”.

Viết lại chuyện cổ tích: Ranh giới mong manh giữa sự sáng tạo và xuyên tạc ảnh 2

Mở đầu của bộ truyện là hình ảnh bố mẹ Tấm khó nhọc sinh cô được miêu tả theo phong cách đầy huyền bí. Khi sinh Tấm, mẹ cô đã phải hi sinh để “giữ lại phần hồn, triệt đi ma khí” vì ngay từ trong bụng mẹ, Tấm đã bị “phá” đi phần “căn”, chỉ còn phần “cốt”. Chú cá Bống năm nào cũng không hiền lành và trong trẻo như truyện gốc nữa. Bống nay đã có tận 4 chân, ăn ếch và gà giống như một loài thủy quái khiến giếng nước sau nhà Tấm trở nên tanh ngòm. Khi bị dì ghẻ giết Bống, Tấm cũng không khóc ấm ức gọi Bụt mà sử dụng rất nhiều phép thuật để đấu lại người dì làm nghề trừ yêu. Từng chi tiết Phan Việt nghĩ ra đều khiến các bạn trẻ "ố á" với một cô Tấm khác lạ, biết căm ghét, biết hờn giận, có quá khứ đau thương và luôn phải đấu tranh với cái ác ngụ trong mình. Điểm mới lạ là cuộc đối đầu giữa thiện và ác nay lại đảo chiều, dì ghẻ không hề ghét Tấm mà lại thương cô hết mực.

Bên cạnh một cốt truyện “bình cũ rượu mới”, cách miêu tả đậm tính “fantasy”, táo bạo, "kinh dị" hơn hẳn, chứ không còn yên bình và mang chất cổ tích cũng khiến cư dân mạng phải tò mò.

Viết lại chuyện cổ tích: Ranh giới mong manh giữa sự sáng tạo và xuyên tạc ảnh 3

Có thể nói, chưa bao giờ Tấm Cám được thuật lại với phong cách “phim kiếm hiệp” nên việc các bạn trẻ hướng sự chú ý về bộ truyện này cũng là điều dễ hiểu. Hiện tại, bộ truyện của Phan Việt đã nhận được hơn 15 nghìn like và hơn 30 nghìn lượt chia sẻ sau hơn 1 tuần ra mắt.

Ranh giới mong manh giữa sự sáng tạo và... xuyên tạc

Tuy nhiên, bên cạnh rất nhiều ý kiến ủng hộ sự sáng tạo của Phan Việt, cũng có không ít bạn trẻ phản đối kịch liệt cách anh chàng “chế” truyện và cho rằng tác giả đang phá hỏng một câu chuyện cổ tích thân quen bởi những tình tiết kinh dị. Hoài Nam (Hà Nội) bày tỏ quan điểm: “Tớ đọc bộ truyện ngay từ những ngày mới ra mắt vì tớ có biết anh Phan Việt từ trước. Ban đầu, thấy hay hay vì có vẻ không khí mới lạ và Tấm không còn yếu đuối như trong bản gốc. Nhưng về sau, khi những chi tiết thần thánh như ông Bụt và con cá Bống bị biến tấu quá đáng sợ thì tớ phản đối hoàn toàn. Truyện cổ tích là món ăn của hàng triệu triệu trẻ em Việt từ lâu lắm rồi. Có nhiều phép màu hoang đường trong truyện cổ tích cũng để người dân mình có niềm tin vào cuộc sống hơn. Việc sáng tạo quá đà như vậy, theo tớ là đánh mất truyền thống”.

Trái ngược với quan điểm của Nam, bạn Thanh Trúc (Đà Nẵng) có nhận xét hóm hỉnh: “Tớ ôn thi căng thẳng, đọc chút truyện này thấy rất thư giãn. Chỉ cần vài dòng đầu là biết ngay tác giả cố tình làm một dị bản hoàn toàn, chỉ dựa vào một số chi tiết của bản gốc. Đọc cũng chỉ cho vui, chứ tớ vẫn hoàn toàn tôn trọng truyện Tấm Cám với cô Tấm bước ra từ quả thị mà”.

Viết lại chuyện cổ tích: Ranh giới mong manh giữa sự sáng tạo và xuyên tạc ảnh 4

Đáp lại những quan điểm trái chiều, Phan Việt cũng giải thích một cách thẳng thắn trên trang Facebook cá nhân, rằng cách nói “Sự thật về truyện cổ tích Việt Nam” chỉ là cách giật tít, câu chuyện này là do anh chàng tự nghĩ ra. Và viết đơn giản vì bản thân thấy cần. Bên cạnh đó, anh chàng cũng nói qua về những vấn đề như đặt tên nhân vật cho Bụt và giải thích vài chi tiết phi lý trong truyện.

Còn bạn, bạn nghĩ như thế nào về bộ truyện đang lan rộng trên Facebook này? Hãy chia sẻ cùng Hoa Học Trò Online nhé!

Nguồn ảnh: FB Phan Việt

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Yên Bái xuất hiện mưa đá, trời sập tối giữa ban ngày, cảnh báo mưa dông ở Hà Nội

Yên Bái xuất hiện mưa đá, trời sập tối giữa ban ngày, cảnh báo mưa dông ở Hà Nội

HHT - Hôm nay (28/3), Yên Bái đã có mưa to. Đặc biệt sáng nay, mưa đá đã xuất hiện trên hầu khắp các địa bàn tại huyện Mù Cang Chải. Từ chiều tối nay (28/3), do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với vùng hội tụ gió trên cao, nhiều nơi tại miền Bắc, trong đó có Hà Nội chuyển mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to đến rất to.