Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản đều dùng đũa, thế nhưng bạn có biết câu chuyện về sự khác biệt?

Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản đều dùng đũa, thế nhưng bạn có biết câu chuyện về sự khác biệt?
HHT - Đôi đũa ở mỗi quốc gia lại có các đặc trưng khác nhau. Và chẳng phải vô tình mà chúng lại khác nhau, đó là những câu chuyện lịch sử vô cùng thú vị đấy nhé.

So sánh đũa ở các quốc gia, điểm khác biệt đầu tiên có thể nhận thấy là độ dài của chúng có sự chênh lệch. Theo đó, đũa của Việt Nam thường thường dài và dày hơn đũa của người Hàn Quốc và Nhật Bản. Trong đó, đũa của người Nhật Bản là ngắn hơn cả. Bên cạnh chiều dài, các bạn hãy lướt qua bài dưới đây để biết thêm nhiều điểm thú vị.

Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản đều dùng đũa, thế nhưng bạn có biết câu chuyện về sự khác biệt? ảnh 1

Những đôi đũa đến từ xứ sở Kim chi mang 2 đặc điểm nổi bật là được làm bằng kim loại và có thân dẹt. Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa: Thời xưa, những quý tộc người Hàn tin việc sử dụng những đôi đũa bằng bạc sẽ giúp họ phát hiện đồ ăn có bị tẩm độc hay không. 

Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản đều dùng đũa, thế nhưng bạn có biết câu chuyện về sự khác biệt? ảnh 2

Tuy nhiên, những người nghèo thì không có điều kiện sở hữu những đôi đũa xa xỉ bằng bạc. Do đó, họ thay bằng những kim loại khác như một cách để tạo ra cảm giác an toàn cho mình.

Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản đều dùng đũa, thế nhưng bạn có biết câu chuyện về sự khác biệt? ảnh 3

Thêm vào đó, sử dụng kim loại để làm đũa thì tốn nhiều chi phí hơn gỗ. Do vậy, người Hàn Quốc xưa đã tạo ra đôi đũa dẹp để tiết kiệm tối đa vật liệu. Tuy nhiên, chính vì đặc điểm này nên đôi đũa Hàn được đánh giá là một trong những loại đũa rất khó dùng.

Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản đều dùng đũa, thế nhưng bạn có biết câu chuyện về sự khác biệt? ảnh 4

Nếu đặt những đôi đũa của xứ sở Hoa anh đào cạnh những “người anh em” đến từ các nền văn hóa khác – chắc chắn ai cũng sẽ thấy khác biệt lớn nhất là độ dài có phần khiêm tốn và đầu đũa được vót nhọn.

Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản đều dùng đũa, thế nhưng bạn có biết câu chuyện về sự khác biệt? ảnh 5

Trên bàn ăn người Nhật thường xuất hiện các món như hải sản, cá, cơm nắm,… là những thứ khá mềm và dễ bị nát. Do đó, đầu đũa được vót nhọn sẽ giúp việc gắp thức ăn thuận tiện hơn.

Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản đều dùng đũa, thế nhưng bạn có biết câu chuyện về sự khác biệt? ảnh 6

Ngoài ra, mỗi người trên bàn ăn sẽ có một suất riêng và người Nhật chẳng có thói quen gắp thức ăn cho nhau nên đôi đũa của họ không cần thiết phải làm dài.

Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản đều dùng đũa, thế nhưng bạn có biết câu chuyện về sự khác biệt? ảnh 7

Người Việt và Trung Quốc sở hữu những đôi đũa có hình dáng giống nhau, bởi văn hóa trên bàn ăn của hai quốc gia có rất nhiều điểm tương đồng. Cụ thể, chúng ta ăn chung mâm và thường có thói quen gắp thức ăn cho nhau để thể hiện sự quan tâm.

Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản đều dùng đũa, thế nhưng bạn có biết câu chuyện về sự khác biệt? ảnh 8

Bởi vậy, dùng một đôi đũa dài sẽ giúp chúng ta ít phải với hay nhoài người về một phía nào đó trên bàn để gắp hay truyền thức ăn.

Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản đều dùng đũa, thế nhưng bạn có biết câu chuyện về sự khác biệt? ảnh 9

Những đôi đũa ra đời cách đây khoảng 4000 đến 5000 năm ở Trung Quốc, những “phiên bản” đầu tiên của đũa ăn mà chúng ta sử dụng ngày nay, thường được làm từ cành cây và được dùng để nấu nướng. Trong vòng nhiều thế kỷ sau đó, đũa ăn đã “di cư” cả sang các nước Châu Á khác như Nhật Bản, Hàn Quốcvà Việt Nam. Dù tiêu chuẩn, nguyên liệu làm đũa hay cách cầm đũa… có khác nhau ở mỗi nước, thì đôi đũa nói chung vẫn được coi là linh hồn trong bữa ăn của người Châu Á.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 3 “thay mắt” và lấy lại sức mạnh siêu bão, sẽ thế nào khi vào Vịnh Bắc Bộ?

Bão số 3 “thay mắt” và lấy lại sức mạnh siêu bão, sẽ thế nào khi vào Vịnh Bắc Bộ?

HHT - Cơn bão số 3 (Yagi) đã trải qua quá trình gọi là “thay thế thành mắt bão”, hay có khi được gọi ngắn gọn là “thay mắt (bão)”. Trong quá trình này, nó suy yếu một chút nhưng trái với các dự báo, nó nhanh chóng lấy lại sức mạnh của một siêu bão. Dự báo cơn bão này sẽ còn thay đổi thế nào về cường độ khi nó đi vào Vịnh Bắc Bộ?
Bão số 3 có khả năng đổ bộ vào những địa phương nào, Hà Nội có thể có gió cấp mấy?

Bão số 3 có khả năng đổ bộ vào những địa phương nào, Hà Nội có thể có gió cấp mấy?

HHT - Các mô hình dự báo của các cơ quan khí tượng lớn trên thế giới chưa có sự thống nhất về nơi mà bão số 3 (bão Yagi) có thể đổ bộ vào nước ta trong vài ngày tới. Vậy tổng hợp lại, những địa phương nào ở nước ta có thể là nơi bão số 3 đổ bộ? Ở Thủ đô Hà Nội, gió có thể mạnh đến cấp bao nhiêu?