Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà chính thức là di sản thiên nhiên thế giới

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Quần thể Vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) và quần đảo Cát Bà (Hải Phòng) vừa được UNESCO chính thức công nhận là di sản thiên nhiên thế giới tại kỳ họp 45 của Ủy ban Di sản thế giới diễn ra tại Vương quốc Saudi Arabia.

Tối 16/9 (theo giờ Việt Nam), tại thủ đô Riyadh của Saudi Arabia diễn ra Kỳ họp thứ 45 của Ủy ban Di sản thế giới UNESCO. Trong kỳ họp này đã diễn ra nghi thức gõ búa công nhận quần thể Vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà (Việt Nam) là di sản thiên nhiên thế giới.

Tham dự kỳ họp có Đoàn công tác của Quốc gia Việt Nam do PGS.TS Lê Thị Thu Hiền – Cục trưởng Di sản Văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm trưởng đoàn. Tham gia đoàn còn có ông Lê Khắc Nam – Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng, bà Nguyễn Thị Hạnh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cùng nhiều thành viên khác.

Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà chính thức là di sản thiên nhiên thế giới ảnh 1

Một góc Vịnh Lan Hạ, thuộc quần đảo Cát Bà. Ảnh: Đức Nghĩa

Trước đó, vào các năm 1994 và 2000, Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.

Đến năm 2013, hồ sơ đề cử quần đảo Cát Bà là di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chí đa dạng sinh học và hệ sinh thái được gửi tới Trung tâm Di sản thế giới.

Sau quá trình thẩm định, Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) đã dự thảo quyết định để Ủy ban Di sản thế giới thông qua tại kỳ họp lần thứ 38 ở Qatar năm 2014, trong đó khuyến nghị: "Quốc gia thành viên xem xét khả năng đề xuất nối dài với vịnh Hạ Long, theo các tiêu chí (vii) và (viii) và có thể là tiêu chí (x), để gộp cả quần đảo Cát Bà".

Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà được UNESCO công nhận di sản thế giới, bởi nơi đây chứa đựng các khu vực có vẻ đẹp thiên nhiên bao gồm các đảo đá vôi có thảm thực vật che phủ và các đỉnh nhọn núi đá vôi nhô lên trên mặt biển cùng với các đặc điểm karst liên quan như các mái vòm và hang động.

Việc mở rộng di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long bao gồm cả Quần đảo Cát Bà sẽ tăng thêm giá trị vốn có của di sản, được minh chứng qua sự hài hòa về cảnh quan, địa chất, địa mạo, hệ sinh thái và đa dạng về các loài động thực vật.

Các giá trị nổi bật toàn cầu của khu vực được xác định gồm các kiến tạo vật lý và sinh học, các kiến tạo địa chất, địa lý và là môi trường sống của các loài động, thực vật bị đe dọa theo quan điểm thẩm mỹ, khoa học và bảo tồn.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.