Vĩnh Phúc: Lãng phí, bỏ hoang nhiều cơ sở nhà, đất sau sáp nhập

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Một số địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đang gặp nhiều khó khăn, lúng túng khi xử lý tài sản công là các trụ sở dôi dư sau sáp nhập, chuyển địa điểm mới, dẫn đến lãng phí, bỏ hoang nhiều cơ sở nhà, đất

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Vũ Việt Văn vừa ký ban hành Chỉ thị về việc tăng cường công tác quản lý, sử dụng tài sản công trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Theo đó, cuối năm 2023 Vĩnh Phúc đã ban hành quyết định phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quản lý của tỉnh.

Trong đó, tỉnh giữ lại tiếp tục sử dụng đối với 1.395 cơ sở nhà, đất của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; sắp xếp, xử lý đối với 69 cơ sở nhà đất dôi dư và sắp xếp, xử lý đối với 10 cơ sở nhà đất do Trung ương chuyển giao về tỉnh quản lý, xử lý.

Tuy nhiên, hiện vẫn có tình trạng các địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đang gặp nhiều khó khăn, lúng túng khi xử lý tài sản công là các trụ sở dôi dư sau sáp nhập, chuyển địa điểm mới. Điều này dẫn đến tình trạng lãng phí, bỏ hoang nhiều cơ sở nhà, đất.

Vĩnh Phúc: Lãng phí, bỏ hoang nhiều cơ sở nhà, đất sau sáp nhập ảnh 1

Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Vĩnh Phúc Vũ Việt Văn. Ảnh: Trần Chiến

Do đó, lãnh đạo tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị chỉ đạo bộ phận chức năng, đơn vị trực thuộc rà soát lại việc quản lý, không để tình trạng tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm đưa vào sử dụng nhưng không theo dõi trên sổ kế toán, sử dụng sai mục đích, gây thất thoát, lãng phí. Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản và người đứng đầu cơ quan, địa phương chủ quản chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh nếu để xảy ra sai phạm trong việc đầu tư xây dựng, mua sắm, quản lý và sử dụng tài sản công.

Đối với công tác quản lý, sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết, UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị thực hiện đầy đủ theo quy định tại Nghị định số 151 của Chính phủ và các văn bản pháp luật có liên quan. Cùng với đó, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản công để đảm bảo việc phân cấp được hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí, vi phạm pháp luật.

Lãnh đạo Vĩnh Phúc cũng yêu cầu kiểm tra, rà soát ngay các cơ sở nhà, đất bị lấn chiếm, tranh chấp, sử dụng sai mục đích hoặc thiếu hồ sơ pháp lý chứng minh nguồn gốc. Các cơ sở nhà, đất thiếu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì nghiên cứu, rà soát nguồn gốc, hồ sơ pháp lý, "không chờ đến khi sắp xếp lại, xử lý xong mới cấp giấy chứng nhận".

MỚI - NÓNG
Cựu chiến binh Trần Văn Tứ hồi nhớ ký ức về những năm tháng chiến đấu ở Điện Biên Phủ
Những ân tình của một cựu binh
TP - 70 năm qua, dù vết thương trên da thịt đã lành theo năm tháng nhưng ký ức hào hùng về một thời “hoa lửa” của Chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn còn nguyên vẹn trong ký ức người lính già Trần Văn Tứ (SN 1926, ở xã Khánh Vĩnh Yên, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh).
Xe thồ hỏa tuyến xứ Thanh
Xe thồ hỏa tuyến xứ Thanh
TP - Tận dụng ánh sáng pháo của quân giặc thả, xé áo quấn lốp, luồng làm nan hoa... đoàn quân xe thồ từ Thanh Hóa vượt núi băng rừng, vận chuyển lương thực hướng về chiến trường Điện Biên Phủ.