Vụ 2 bạn trẻ Long An bị phạt vì chở mèo đi khám bệnh: Dịch vụ thú y có phải là thiết yếu?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Liên quan đến vụ việc ồn ào 2 bạn trẻ ở Long An bị giữ lại và xử phạt hành chính tại chốt kiểm soát dịch bệnh khi đưa mèo đi khám bệnh, câu hỏi được nhiều người quan tâm là "Dịch vụ thú y có phải là dịch vụ thiết yếu không?".

Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện clip ghi lại hình ảnh 2 bạn trẻ ở Long An chở một chú mèo đang rất yếu đi khám bệnh thì bị cơ quan chức năng chặn lại do vi phạm quy định giãn cách xã hội. Trong clip, bạn gái liên tục khóc lóc: "Con mèo yếu lắm rồi cho cháu chở nó đi khám với". Chàng trai đi cùng cũng rưng rưng nói mấy ngày nay toàn ở nhà, giờ con mèo nó yếu quá đi gấp không đem theo giấy tờ, mong chú thông cảm cho qua. Tuy nhiên, lực lượng chức năng tại chốt kiểm tra kiên quết không cho qua và tiến hành xử phạt theo quy định vì 2 bạn trẻ này ra đường "không có lý do chính đáng".

Vụ 2 bạn trẻ Long An bị phạt vì chở mèo đi khám bệnh: Dịch vụ thú y có phải là thiết yếu? ảnh 1

Hai bạn trẻ bị xử phạt vì vi phạm quy định về phòng, chống dịch COVID-19.

Liên quan đến vụ việc trên, nhiều người đặt ra câu hỏi: "Dịch vụ thú y có phải là dịch vụ thiết yếu không?".

Cụ thể, trong Công văn Số: 2601/VPCP-KGVX Về việc thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg về phòng, chống dịch COVID-19 nêu rõ: Nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cộng đồng, yêu cầu người dân ở nhà, hạn chế tối đa ra ngoài, trừ các trường hợp thật sự cần thiết:

- Mua lương thực, thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác;

- Các trường hợp khẩn cấp như: cấp cứu, khám chữa bệnh; thiên tai, hỏa hoạn...

- Làm việc tại các cơ quan, đơn vị nhà nước, lực lượng vũ trang, cơ quan ngoại giao và tại các cơ sở nêu dưới đây:

+ Nhà máy, cơ sở sản xuất; công trình giao thông, xây dựng; cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu (như: Lương thực, thực phẩm, dược phẩm; xăng, dầu; điện; nước; nhiên liệu...);

+ Cơ sở giáo dục, ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp (như công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm...), chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, khám bệnh, chữa bệnh, tang lễ... được tiếp tục hoạt động.

Như vậy, trong hướng dẫn này không nêu ra cụ thể là cơ sở khám chữa bệnh cho động vật có được xem là thiết yếu hay không mà chỉ nói chung là cấp cứu, khám chữa bệnh. Chỉ thị cũng không quy định rõ trường hợp đưa thú cưng đi khám bệnh có được xem là trường hợp khẩn cấp khác hay không.

Vụ 2 bạn trẻ Long An bị phạt vì chở mèo đi khám bệnh: Dịch vụ thú y có phải là thiết yếu? ảnh 2

(Ảnh cắt từ clip)

Trả lời trên báo Thanh Niên, ông Nguyễn Bá Luân, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền Thông Long An cho biết: "Định nghĩa dịch vụ thiết yếu là không có liệt kê ra tất cả. Chỉ liệt kê ra một số như: Lương thực, thực phẩm, thuốc men, cơ sở sản xuất... Trong đó không có ghi thú y. Trong văn bản Chỉ thị 16 của Thủ tướng chính phủ cũng như của tỉnh Long An không có ghi cái dịch vụ chăm sóc thú vật. Thế nên có thể hiểu là dịch vụ này không thể hoạt động".

"Hai người trẻ ấy trình bày là đưa mèo đi chữa bệnh đến cơ sở thú y để khám chữa bệnh. Nhưng vấn đề là họ đi trên đường như vậy thôi chứ địa điểm mà họ định tới có khi không mở cửa. Mà ở Long An cũng không có mấy điểm dịch vụ thú y chăm sóc chó mèo. Tôi thấy đóng cửa hết" - ông Luân cho biết thêm.

Trong khi đó, ông Dương Minh Phí, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y Long An cho biết: "Dịch vụ thú y là bình thường chứ đâu phải thiết yếu. Dịch vụ này không nằm trong danh mục thiết yếu. Trong lúc "dầu sôi lửa bỏng" mà đưa mèo đi chữa bệnh như thế là không cần thiết. Dịch vụ thú y cũng bị cấm đi theo Chỉ thị 16. Phòng mạch đăng ký thú y cũng ngừng hoạt động".

Vụ 2 bạn trẻ Long An bị phạt vì chở mèo đi khám bệnh: Dịch vụ thú y có phải là thiết yếu? ảnh 5
Theo Thanh Niên
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Chương trình Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối đến 5 trường đại học tại TP.HCM

Chương trình Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối đến 5 trường đại học tại TP.HCM

Với mục đích nâng cao nhận thức người tiêu dùng trong việc phân loại và tái chế chai và lon đã qua sử dụng, xây dựng thói quen nhỏ góp phần tạo tác động to lớn để hướng tới tầm nhìn “Vì một thế giới không rác thải”, Báo Tiền Phong và Coca-Cola Việt Nam phối hợp tổ chức chương trình “Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối” tại 5 trường đại học ở TP.HCM. 
Cách thức ủng hộ đồng bào hứng chịu đợt mưa lũ lịch sử, các đoàn cứu trợ cần lưu ý gì?

Cách thức ủng hộ đồng bào hứng chịu đợt mưa lũ lịch sử, các đoàn cứu trợ cần lưu ý gì?

HHT - Hiện việc tìm kiếm người mất tích do đợt mưa lũ lịch sử vẫn đang được các lực lượng nỗ lực thực hiện, cùng với đó là các hoạt động khắc phục hậu quả. Nước lũ rút đến đâu, việc dọn dẹp và tính toán thiệt hại được thực hiện tới đó và rất cần những sự hỗ trợ của toàn thể cộng đồng, xã hội.