Chuyến bay JT-610 của Lion Airline đang hướng đến Pangkal Pinang, một hòn đảo phía bắc Thủ đô của Indonesia thì mất liên lạc với kiểm soát không khí vào lúc 6h33 sáng giờ địa phương, chỉ 13 phút sau khi cất cánh. Tai nạn máy bay này đã làm thế giới bàng hoàng vì đây là sự cố cực kỳ nghiêm trọng trong ngành hàng không.
Được biết, chiếc Boeing 737 MAX 8, phiên bản mới nhất của dòng Boeing 737, được mệnh danh máy bay xịn nhất trong tương lai. Nhiều bí ẩn bao quanh lý do tại sao thương hiệu mới của Lion Air Boeing-737 MAX 8, được đưa vào hoạt động cho hãng cách đây vài tháng, đã bị rơi vào sáng 29/10 ở Indonesia với 189 người trên máy bay. Trước khi có kết luận của cơ quan điều tra, các chuyên gia đã vào cuộc để phân tích lý do máy bay rơi.
Chuyên gia Gerry Soejatman nói rằng, máy bay cũ thường có nguy cơ tai nạn cao hơn, tuy nhiên máy bay mới cũng không tránh khỏi chuyện này. Ông cho biết, nếu máy bay mới mà sử dụng liên tục sẽ phát sinh lỗi kỹ thuật cũng dễ dẫn đến tai nạn hàng không.
Thông qua những chia sẻ trước đó từ nhà điều hàng của hãng Lion Airline, chiếc máy bay Boeing 737 đã gặp lỗi kỹ thuật. Theo các chuyên gia đây được xem là nguyên nhân khiến máy bay gặp nạn.
Theo 9news, chiếc Boeing 737 MAX 8 đã gặp lỗi kỹ thuật với máy tính quản lý dữ liệu bay trong chuyến bay đến Jakarta trước đó. Lãnh đạo cấp cao của hãng hàng không nói rằng vấn đề đã được giải quyết "phù hợp với thủ tục" trước khi máy bay khởi hành ngày 29/10 từ Jakarta đến Pangkal Pinang.
Ngoài ra, có ý kiến cho rằng nguyên nhân thứ hai thuộc về phi công. Byron Bailey, chuyên gia hàng không Australia và là cựu phi công hãng Emirates có 45 năm kinh nghiệm bay, nhận xét: "Tôi cho rằng vấn đề nằm ở việc phi công không được đào tạo đầy đủ". Ông bổ sung: "Hôm trước đó, máy tính quản lý dữ liệu của cơ trưởng đã bị lỗi, đó là thiết bị dùng để đọc tốc độ bay và độ cao".
Ngoài ra, ông còn cho biết, điều các phi công thường làm khi cất cánh là kiểm tra chéo dữ liệu tốc độ mà họ đọc được. Nếu có bất đồng thì phải dừng việc cất cánh. Bailey nói: "Có vẻ như trong chuyến bay đến Jakarta, cơ trưởng đã xử lý được vấn đề bằng cách thực hiện đúng thủ tục kiểm tra bất thường đối với tốc độ bay không đáng tin cậy".
Bailey cho rằng khi máy bay hạ cánh tại Jakarta, hãng hàng không có thể đã thay thế máy tính bị lỗi và cho rằng vấn đề đã được giải quyết, nhưng vấn đề vẫn tiếp diễn trong chuyến bay sau.
Chuyên gia này nói: "Cơ trưởng của chuyến bay xấu số khởi hành từ Jakarta đã không xử lý tốt". Mặc dù cơ trưởng người Ấn Độ Bhavye Suneja và cơ phó lần lượt có 6.000 và 5.000 giờ bay, Bailey tin rằng họ chỉ "có kinh nghiệm về lý thuyết" và xử lý vấn đề tốc độ không đáng tin cậy không phải là quá khó và lẽ ra không phải là trường hợp khẩn cấp.