Vụ ông Nguyễn Đức Chung: Xét xử kín nhưng sẽ công khai kết quả

Bị cáo Nguyễn Đức Chung - nguyên Chủ tịch UBND TP Hà Nội.
Bị cáo Nguyễn Đức Chung - nguyên Chủ tịch UBND TP Hà Nội.
TPO - Luật sư đánh giá, các tài liệu ông Nguyễn Đức Chung và đồng phạm bị xác định chiếm đoạt là tài liệu mật nên việc xét xử kín là cần thiết. Tuy vậy, kết quả xét xử sẽ được công khai theo quy định.

Như đã đưa, TAND TP Hà Nội vừa ra quyết định đưa vụ án “Chiếm đoạt tài liệu mật” liên quan ông Nguyễn Đức Chung – nguyên Chủ tịch UBND TP Hà Nội ra xét xử vào ngày 11/12 tới.

Ngoài cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung, có 3 bị cáo khác cùng hầu tòa gồm Phạm Quang Dũng - nguyên cán bộ công an; Nguyễn Hoàng Trung - nguyên chuyên viên Phòng thư ký biên tập và Nguyễn Anh Ngọc - nguyên Phó trưởng phòng Thư ký biên tập, UBND TP Hà Nội. Tại tòa, ông Nguyễn Đức Chung có 4 luật sư bào chữa trong đó có ông Trương Trọng Nghĩa – Đại biểu Quốc hội khóa XIV. Các bị cáo còn lại mỗi người có 1 luật sư bào chữa.

 Đáng chú ý, vụ án liên quan ông Nguyễn Đức Chung sẽ được xét xử kín và do thẩm phán Trương Việt Toàn – Phó chánh tòa Hình sự TAND TP Hà Nội làm chủ tọa.

Vụ ông Nguyễn Đức Chung: Xét xử kín nhưng sẽ công khai kết quả ảnh 1

Luật sư Trương Anh Tú - Cty Luật TAT Law Firm.

Theo Luật sư Trương Anh Tú (Công ty Luật TAT Law Firm), xét xử kín là áp dụng trong những trường hợp đặc biệt cần giữ gìn bí mật Nhà nước hoặc giữ gìn đạo đức xã hội nhưng phải tuyên án công khai; xử kín có nghĩa không phải mọi người đều có quyền tham dự như trong trường hợp công khai.

Ngoài Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, thư ký phiên tòa và những người tham gia tố tụng cần thiết khác, không một ai được ở lại phòng xét xử để dự thính, theo dõi diễn biến phiên tòa trong thời gian xét xử kín.

Những người không được triệu tập chỉ có thể trở lại phòng xét xử để nghe tuyên án công khai nếu là xét xử kín toàn bộ vụ án hoặc được trở lại phòng xét xử sau khi kết thúc phần xét xử kín của vụ án để tiếp tục dự thính, theo dõi phần xét xử công khai.

Luật sư Tú cho biết, việc xét xử kín nếu nhằm đảm bảo lợi ích của đương sự, bị cáo hay lợi ích của nhà nước sẽ rất cần thiết.

Điều 103 Hiến pháp 2013 quy định: “Tòa án nhân dân xét xử công khai. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự, Tòa án nhân dân có thể xét xử kín.”

Ngoài ra, Điều 25 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 thể hiện: “Tòa án xét xử công khai, mọi người đều có quyền tham dự phiên tòa, trừ trường hợp do Bộ luật này quy định. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người dưới 18 tuổi hoặc để giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự thì Tòa án có thể xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai”.

“Trong vụ án liên quan bị cáo Nguyễn Đức Chung, các tài liệu bị chiếm đoạt là tài liệu trong quá trình điều tra vụ án Nhật Cường và được xác định là tài liệu mật theo luật Bảo vệ bí mật nhà nước. Do đó Hội đồng xét xử quyết định xử kín là đúng luật nhưng kết quả vụ án cũng sẽ được công khai cho người dân được biết”.

Theo cáo trạng, quá trình điều tra vụ án “Buôn lậu; Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng; Rửa tiền; Vi phạm quy định về đấu thầu” xảy ra tại Cty TNHH TM và DV Nhật Cường và một số đơn vị liên quan, cảnh sát xác định ông Nguyễn Đức Chung và vợ là Nguyễn Thị Trúc Chi Hoa đều là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Để nắm thông tin về quá trình điều tra, ông Chung đã tìm gặp Phạm Quang Dũng - người được trưng dụng tham gia hỗ trợ điều tra vụ án Nhật Cường. Sau khi ông Chung đề nghị, Dũng đồng ý và nhiều lần cung cấp cho ông Chung các tài liệu liên quan đến vụ án Nhật Cường, các tài liệu này thuộc danh mục bí mật Nhà nước.

Cụ thể, bị cáo Dũng đã dùng điện thoại chụp lại các tài liệu bản thân được tiếp cận hoặc chụp trộm lại các báo cáo liên quan đến vụ án. Từ tháng 7/2019- 6/2020, ông Dũng đã 5 lần thu thập 9 tài liệu thuộc vụ án Nhật Cường rồi chuyển cho Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung qua phần mềm Viber, zalo, email hoặc thông qua lái xe riêng của ông Chung mang về. Cũng theo cáo trạng, bị cáo Ngọc và Trung tham gia in, chỉnh sửa 3 tài liệu “Mật” được điều tra viên Dũng gửi cho ông Chung. Vào dịp Tết Nguyên đán năm 2020, bị cáo Dũng đã nhận 10.000 USD của ông Nguyễn Đức Chung, hiện đã nộp lại cho cơ quan điều tra. Do chưa có điều kiện làm rõ nên phía điều tra tách khoản tiền này ra xử lý sau.

MỚI - NÓNG
Nhiều ngôi sao thể thao thế giới tới Việt Nam
Nhiều ngôi sao thể thao thế giới tới Việt Nam
TPO - Trong dịp 30/4-1/5, người hâm mộ bất ngờ đón chào tay vợt huyền thoại Roger Federer, vận động viên golf nổi tiếng Sir Nick Faldo khi họ du lịch tới Hội An, Quảng Nam. Tại Đà Nẵng ngày 28/4, các siêu sao bóng đá Brazil đã xuống bãi biển Đà Nẵng chơi bóng cùng người hâm mộ. 
Cụ ông tử vong nghi do sốc nhiệt
Cụ ông tử vong nghi do sốc nhiệt
TPO - Khi đang đi trên đường để về nhà giữa nắng nóng 42 độ C, cụ ông 80 tuổi ở Hà Tĩnh bị ngất xỉu. Nạn nhân được đưa đến bệnh viện, nhưng tử vong sau đó nghi do sốc nhiệt.
Đổ xô đi đảo Lý Sơn
Đổ xô đi đảo Lý Sơn
TPO - Từ ngày 27-29/4, huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi đón hơn 6.000 lượt du khách đến tham quan, du lịch. Ban quản lý Cảng Sa Kỳ đã bố trí tăng hàng chục chuyến tàu cao tốc, siêu tốc mỗi ngày. Hiện toàn bộ cơ sở homestay, nhà nghỉ, khách sạn trên đảo đã kín phòng.