Vừa tắm vừa trải nghiệm cảm giác điện giật khắp cơ thể

Vừa tắm vừa trải nghiệm cảm giác điện giật khắp cơ thể
HHT - Đó là một phương pháp tắm thư giãn cơ thể tại các phòng tắm công cộng tại Nhật Bản. Tuy nhiên, không phải du khách nào cũng đủ can đảm để thử.

Nhiều nhà tắm công cộng ở Nhật Bản có các bồn tắm đặc biệt được thiết kế thêm thiết bị nối với cực kim loại. Đó là kiểu bồn tắm điện Denki buro.

Vừa tắm vừa trải nghiệm cảm giác điện giật khắp cơ thể ảnh 1

Bồn tắm điện Denki buro xuất hiện ở các phòng tắm công cộng tại Nhật Bản

Chúng được tìm thấy trên khắp đất nước Mặt Trời mọc. Điểm đặc biệt của loại bồn tắm này ở chỗ, du khách được trải nghiệm cảm giác có dòng điện giật nhẹ chạy qua người.

Bất cứ ai cũng biết được sự nguy hiểm chết người giữa điện và nước khi kết hợp với nhau. Nhưng với kiểu bồn tắm điện này, người tắm chỉ bị dòng điện cấp thấp chạy qua cơ thể. Đó là một cảm giác ngứa ran. Một số người thấy được thư giãn, trong khi có người lại cho rằng, họ thấy đau đớn.

Bồn tắm điện Denki buro được cho là giúp giảm bệnh thấp khớp và viêm cột sống. Nhưng nó lại không tốt đối với du khách nam bởi có ý kiến cho rằng, tắm bồn điện giật sẽ làm giảm lượng tinh trùng. Tuy nhiên, đến nay chưa có những chứng minh khoa học rõ ràng nào về điều này.

Quay ngược lại lịch sử để tìm hiểu về kiểu tắm bồn điện Deniki buro, người ta cho rằng, có thể phương pháp tắm lạ này xuất hiện trước năm 1928 khi cuốn tiểu thuyết “Denkiburo no Kaishi Jiken” (tạm dịch: Những cái chết đáng ngờ trong bồn tắm điện) được xuất bản.

Vừa tắm vừa trải nghiệm cảm giác điện giật khắp cơ thể ảnh 2

Bồn tắm điện kiểu Pháp, xuất hiện khoảng cuối những năm 1870

Bản thân liệu pháp trị liệu bằng bồn tắm điện từng tồn tại từ thế kỷ 18 tại một bệnh viện ở London. Tuy nhiên, các tài liệu ghi lại không nêu rõ mục đích chữa trị.

Trong những năm 1940, Bộ chiến tranh Mỹ từng sử dụng phương pháp trị liệu bằng điện để chữa cho những người lính bị thương nằm làm chậm, ngăn ngừa theo cũng như khôi phục sức mạnh cơ bắp. Liệu pháp bằng điện cũng được sử dụng với kết quả tích cực trong điều trị ung thư. Năm 1985, tạp chí nghiên cứu ung thư đã xuất bản một nghiên cứu đáng chú ý. Bản báo cáo cho biết, 98% khối u của động vật bị co rút sau khi điều trị bằng điện trị liệu.

Dù hiệu quả của việc tắm bồn điện giật chưa được chứng minh rõ ràng, nhưng nhiều du khách tới Nhật vẫn muốn thử trải nghiệm dịch vụ này. Họ tin rằng, đây là cách giúp giảm bệnh thấp khớp, viêm cột sống, đau cơ, rối loạn thần kinh.

Vừa tắm vừa trải nghiệm cảm giác điện giật khắp cơ thể ảnh 3

Theo WebMD, một cổng thông tin chuyên cung cấp tin tức về y tế, một dòng điện cấp độ nhỏ chạy qua người có thể khiến người ta giảm đau tự nhiên.

Mặc dù vậy, với bất cứ ai muốn trải nghiệm dịch vụ tắm độc lạ này, nên tham khảo trước ý kiến từ bác sỹ. Và rõ ràng với những người mắc bệnh tim hay cao huyết áp, cũng nên thận trọng với phương pháp trị liệu này.

Theo Dantri.com.vn
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

HHT - Nếu thường xuyên theo dõi các trận đấu của đội tuyển Việt Nam, người hâm mộ có thể nhận ra rằng đã một thời gian khá dài, các cầu thủ mặc áo đấu không in tên. Ngay trong trận đấu vòng loại thứ hai World Cup 2026 khu vực châu Á, áo đấu của ĐT Việt Nam cũng không có tên cầu thủ. Tại sao lại như vậy?
Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

HHT - Trong trận đấu ở vòng loại World Cup 2026 châu Á, có một thời điểm Hoàng Đức của đội tuyển Việt Nam đã đi bóng vào khu vực cấm địa của ĐT Indonesia. Một cầu thủ Indonesia đã tranh bóng khiến Hoàng Đức bị ngã. Nhiều khán giả cho rằng trọng tài cần thổi phạt đền cho ĐT Việt Nam trong tình huống này. Vậy quyết định của trọng tài là sai hay đúng?