World Cup 2018: Công nghệ VAR khác biệt hay tranh cãi?

World Cup 2018: Công nghệ VAR khác biệt hay tranh cãi?
HHT - Giải vô địch bóng đá thế giới World Cup 2018 tổ chức tại Nga mang VAR (trợ lý trọng tài video) đến với khán giả toàn cầu. Đây cũng là một trong những công nghệ gây tranh cãi lớn nhất giải đấu.
Đội tuyển Pháp vô địch World Cup 2018.

World Cup 2018 vừa mãn cuộc với trận chung kết giữa Croatia và Pháp. Pháp trở thành đương kim vô địch mới của bóng đá thế giới sau khi đánh bại đối thủ với tỷ số 4-2. Trong các bàn thắng của tuyển Pháp, VAR đã góp mặt, giúp Pháp vươn lên dẫn trước Croatia khi hai đội đang hòa 1-1.

Công nghệ VAR được duyệt sử dụng tại World Cup 2018 bất chấp tranh cãi trong các trận thử nghiệm trước đó. Trong họp báo sau vòng bảng, Chủ tịch hội đồng trọng tài FIFA Pierluigi Collina khẳng định: “Chúng tôi luôn nói VAR không đồng nghĩa với hoàn hảo, nó vẫn có thể sai sót nhưng tôi cho rằng bạn sẽ đồng ý 99,3% rất gần với sự hoàn hảo”.

Trong khi đó, Chủ tịch FIFA Gianni Infantino tuyên bố VAR làm “trong sạch bóng đá” khi xóa bỏ những tranh cãi ngoài đường biên. Ông gọi World Cup 2018 là “mùa World Cup hay nhất”. World Cup tại Nga chứng kiến hơn 440 lần kiểm tra, 19 lần xem xét lại bằng VAR trong 62 trận đấu, đồng nghĩa mỗi 3,5 trận VAR lại được sử dụng một lần. Có 16 quyết định được thay đổi sau khi trọng tài nhờ tới VAR.

Dưới đây là những lần VAR gây tranh cãi nhất trong World Cup 2018:

Pháp 2 – Australia 1 (Bảng C)

Trận Pháp gặp Australia là lần đầu tiên VAR được dùng để trao một quả phạt đền tại World Cup. Antoine Griezmann đang đi bóng trong khu cấm địa trước khi bị phạm lỗi bởi Josh Risdon. Trọng tài Andres Cunha cho trận đấu tiếp tục nhưng lại dừng trận đấu sau khi được VAR cảnh báo. Sau đó, ông xem lại pha bóng trên màn hình ở ngoài đường biên và tặng cho Pháp quả phạt đền. Griezmann không bỏ lỡ cơ hội mở tỷ số cho đội tuyển.

Brazil 2 – Costa Rica 0 (Bảng E)

Trận đấu không có bàn thắng dù chỉ còn 12 phút nữa là kết thúc. Brazil nôn nóng muốn phá vỡ sự cân bằng khi Neymar ngã xuống sân sau pha va chạm với Giancarlo Gonzalez, khiến trọng tài Bjorn Kuipers cho Brazil hưởng một quả phạt đền. Tuy nhiên, VAR đã can thiệp, trọng tài xem lại đoạn video và thay đổi quyết định. Đây là lần đầu tiên VAR hủy bỏ quyết định trao penalty tại World Cup.

Iran 1 – Bồ Đào Nha 1 (Bảng B)

Đội trưởng Cristiano Ronaldo của Bồ Đào Nha té ngã trong vòng cấm ở phút 52. Sau khi nhận hỗ trợ từ VAR, trọng tài Saeid Ezatohali quyết định cho Bồ Đào Nha hưởng penalty. Đây là quả penalty thứ 19 ở World Cup 2018, phá kỷ lục các kỳ World Cup trước đó. Tuy nhiên, Ronaldo sút hỏng quả phạt này. Sau pha này, trọng tài còn tiếp tục nhận tư vấn từ VAR và cho Iran hưởng phạt đền phút 90+3.

Tây Ban Nha 2 – Maroc 2 (Bảng B)

Gần như cùng thời điểm Iran ghi bàn vào lưới Bồ Đào Nha từ chấm 11m, Iago Aspas cũng giúp Maroc lập thế quân bình trước Tây Ban Nha bằng bàn thắng muộn màng, song trọng tài biên đã cắt ngang pha ăn mừng của anh. Trọng tài chính Ravshan Irmatov nhận cảnh báo từ VAR, xem lại đoạn video và lật ngược quyết định của trọng tài biên, công nhận bàn thắng cho Aspas.

Thụy Điển 1 – Thụy Sỹ 0 (Vòng 16)

Thụy Điển đang dẫn trước 1-0 và chịu áp lực lớn từ Thụy Sỹ về cuối trận đấu khi họ nhanh chóng triển khai phản công. Martin Olsson bị Michael Lang phạm lỗi, trọng tài cho Thụy Sỹ hưởng phạt đền đồng thời rút thẻ đỏ với Lang. Sau khi tư vấn VAR, trọng tài nhận ra lỗi ngoài vùng cấm địa nên đổi quyết định, chỉ cho đá phạt trực tiếp.

Pháp 4 – Croatia 2 (Chung kết)

Khi tỉ số đang là 1-1, quả phạt góc của Pháp đưa bóng chạm tay Ivan Perisic dù cầu thủ của Croatia không cố ý. Sau khi cân nhắc, trọng tài Nestor Pitana vẫn quyết định cho Pháp hưởng phạt đền, giúp đội tuyển vươn lên dẫn trước 2-1. Đây là quyết định gây tranh cãi vì nó diễn ra trong trận đấu quyết định của World Cup 2018. Phần lớn đều cho rằng Perisic đã không kịp trở tay trước pha bóng.

Theo Infornet.vn
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

HHT - Nếu thường xuyên theo dõi các trận đấu của đội tuyển Việt Nam, người hâm mộ có thể nhận ra rằng đã một thời gian khá dài, các cầu thủ mặc áo đấu không in tên. Ngay trong trận đấu vòng loại thứ hai World Cup 2026 khu vực châu Á, áo đấu của ĐT Việt Nam cũng không có tên cầu thủ. Tại sao lại như vậy?
Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

HHT - Trong trận đấu ở vòng loại World Cup 2026 châu Á, có một thời điểm Hoàng Đức của đội tuyển Việt Nam đã đi bóng vào khu vực cấm địa của ĐT Indonesia. Một cầu thủ Indonesia đã tranh bóng khiến Hoàng Đức bị ngã. Nhiều khán giả cho rằng trọng tài cần thổi phạt đền cho ĐT Việt Nam trong tình huống này. Vậy quyết định của trọng tài là sai hay đúng?