Xứ Wales trong mắt tôi: “Bám càng” Đức Hùng đạp xe dạo quanh một vòng Cardiff

Xứ Wales trong mắt tôi: “Bám càng” Đức Hùng đạp xe dạo quanh một vòng Cardiff
HHT - “Điều đặc biệt đầu tiên của Cardiff mà mình có thể chia sẻ với các bạn – đó là một thành phố lý tưởng để đi xe đạp” - chia sẻ của anh Đức Hùng, cựu du học sinh khoa Báo chí, trường Đại học Cardiff.

Người bạn đường giúp khám phá mọi “ngóc ngách” Cardiff

Thủ đô Cardiff của xứ Wales được mệnh danh là thành phố đáng sống nhất UK, vậy với cá nhân anh Cardiff có điều gì khiến anh ấn tượng?

Cardiff là thành phố nhỏ, sạch và xinh xắn. Bạn có thể đi bộ hoặc đi xe đạp hết cả nội đô chỉ trong một buổi vì lối quy hoạch và xây dựng của thành phố. Cả thành phố rất xanh, trong thành phố có nhiều công viên, bên ngoài thành phố bao bọc bởi những cánh đồng lúa mỳ và rừng cây.

Xứ Wales trong mắt tôi: “Bám càng” Đức Hùng đạp xe dạo quanh một vòng Cardiff ảnh 1

Một điều đặc biệt ở thành phố này là bạn có thể thấy chữ viết bằng tiếng Anh và tiếng Welsh song song ở mọi nơi (các biển báo, bảng chỉ dẫn), dù người dân đa phần chỉ nói tiếng Anh. Đây là một trong những nỗ lực giữ gìn tiếng và chữ viết của dân xứ Wales. Cuộc sống ở đây rất êm đềm, an toàn và người dân thì  thân thiện. Sống và học tập hơn 1 năm ở đây, mình chưa từng gặp hay nghe nói về bất cứ vụ việc trộm cắp hay gây gổ nào trong thành phố. Sinh viên chúng mình thỉnh thoảng đi chơi hay xem phim về khuya, không hề có cảm giác bất an.

Vậy nơi anh sống ở thành phố Cardiff là một nơi như thế nào? Ở đó có điều gì đặc biệt nhỉ?

Mình đến Cardiff theo học khóa cao học tại Đại học Cardiff từ tháng 8 năm 2000 đến tháng 8 năm 2001. Sinh viên đại học được ưu tiên ở ký túc xá, còn sinh viên cao học thì có thể thuê nhà dân bên ngoài hoặc thuê nhà của trường. Thuê nhà dân thường rẻ hơn, nhưng mình chọn thuê nhà của trường, một là để tiện đi lại, hai là nếu có trục trặc về trang thiết bị trong nhà thì sẽ có bộ phận chăm sóc của trường xử lý nhanh chóng. Khu nhà mình ở thuộc sở hữu của trường nhưng có kiến trúc nhà dân cư điển hình của người Anh 2 tầng và 1 mái. Khu nhà này nằm trên con phố Column, đối diện là công viên, cách không xa là  ký túc xá.

Thời gian đầu mình đi bộ tới trường hoặc thư viện, mất khoảng 15-20 phút. Vài tháng sau, mình mua một chiếc xe đạp cũ, và chiếc xe đã trở thành bạn đường trong suốt thời gian sau đó. Điều đặc biệt đầu tiên của Cardiff mà mình có thể chia sẻ với các bạn – đó là một thành phố lý tưởng để đi bộ và đi xe đạp, rất khác với các thành phố lớn của UK thường chật chội và có hệ thống giao thông phức tạp. Các bạn trẻ đến học tập ở Cardiff nên mua xe đạp cũ từ các sinh viên đã ra trường để đi lại và khám phá thành phố. Thời gian rảnh, mình thường xuyên đạp xe đi thăm thành phố cùng các bạn để khám phá các tòa lâu đài ở trong thành phố.

Xứ Wales trong mắt tôi: “Bám càng” Đức Hùng đạp xe dạo quanh một vòng Cardiff ảnh 2

Cuộc sống ở Cardiff khá sôi động với rất nhiều hoạt động diễn ra quanh năm, trong đó hoạt động nào mà anh thích nhất? Anh có kỷ niệm nào đặc biệt khi tham dự vào sự kiện ở Cardiff?

Người dân Cardiff rất thích chơi bóng chày (rugby). Mình đã có dịp  xem một trận bóng chày ở sân vận động Millenium, một trong những khu liên hợp thể thao lớn và hiện đại nhất châu Âu. Mình cũng được xem một trận bóng đá giữa WalesAnh ở sân vận động này.

Bên cạnh đó, văn hóa “đi Pub” rất phổ biến ở Vương quốc AnhWales cũng không phải là ngoại lệ. Trong thời gian sống và học ở Wales, mình cũng hay “đi Pub” hoặc tới Student Union, cùng với bạn bè là các bạn cùng lớp hoặc cùng khu nhà.

Xe đạp chuyên chở những ước mơ

Theo học tại trường Đại học Cardiff, suy nghĩ của anh về ngôi trường này như thế nào?

Cardiff là một trong những trường đại học danh giá được thế giới công nhận, với mức học phí được coi là thấp nếu so với các trường đại học tương tự. Đây cũng là trường nằm trong top 10 trường đại học đẹp nhất vương quốc Anh. Bên cạnh trang thiết bị đầy đủ và hiện đại, trường rất chú trọng công tác dạy và học, cũng như thực hành cho sinh viên. Trường liên kết với các tổ chức và doanh nghiệp lớn nên học sinh theo học ra trường thường được tuyển dụng ngay bởi các tổ chức, doanh nghiệp mà trường liên kết. Theo một báo cáo công bố tháng 5 năm 2018 thì tỷ lệ sinh viên được tuyển dụng hoặc tiếp tục học tập 6 tháng sau khi tốt nghiệp trường đại học Cardiff là 95.7%, cao hơn cả đại học Oxford (93.4%) và Cambridge (93.1%).

Xứ Wales trong mắt tôi: “Bám càng” Đức Hùng đạp xe dạo quanh một vòng Cardiff ảnh 3

Khoa Báo chí của trường Đại học Cardiff được đánh giá rất cao, thuộc top 25 thế giới về chất lượng giảng dạy. Là một sinh viên theo học Thạc sỹ ở đây, anh có cảm nhận như thế nào về các thầy cô giáo và chương trình giảng dạy của khoa?

Khi nhận được học bổng Chevening của Vương quốc Anh mình có thể chọn trường. Hồi đó mình nghĩ tới trường Đại học City London nhưng cuối cùng chọn Đại học Cardiff vì Khoa Báo chí của trường đứng số 1 Vương quốc Anh về đào tạo báo chí. Các thầy cô giảng dạy đều là những nhà báo, những người làm truyền thông chuyên nghiệp và họ rất tận tâm với học trò. Thầy giáo chủ nhiệm của mình trong nhóm cố vấn truyền thông của Đảng Bảo thủ còn các thầy cô khác đều là những nhà báo viết và cộng tác với các tờ báo hàng đầu ở Vương quốc Anh và châu Âu. Bên cạnh đó, các nhà báo chuyên nghiệp và những người làm truyền thông từ các tổ chức và công ty ở UK và châu Âu cũng được mời về giảng và nói chuyện với chúng mình.

Ngoài chất lượng giảng dạy, còn có điều gì của trường Đại học Cardiff khiến anh ấn tượng nhất?

Mình khá ấn tượng về hệ thống thư viện của trường. Sở hữu lượng sách báo tài liệu phong phú, thư viện mở cửa 24/24 cho học sinh vào học, sử dụng máy tính, internet và mượn sách, tài liệu (cách đây 19 năm, internet, máy tính và sách điện tử chưa phổ biến như hiện nay). Một lần mình tìm trong hệ thống thư viện của nhà trường không có cuốn sách đang cần, mình đã đưa yêu cầu của mình cho thư viện, và sau 1 tuần, họ đã mượn cuốn sách đó từ một thư viện khác và chuyển đến cho mình.

Xứ Wales trong mắt tôi: “Bám càng” Đức Hùng đạp xe dạo quanh một vòng Cardiff ảnh 4

Theo anh, điều thành công nhất anh có sau khi học tập xứ Wales đó là gì?

Sau khóa học Thạc sỹ ở Cardiff, mình đã xác định được con đường nghề nghiệp tương lai của mình, và và từ đó đến nay những kiến thức học hỏi được từ xứ Wales đã được mình vận dụng rất nhiều trong công việc suốt từ khi mình trở về nước năm 2001 cho đến nay.

Nhưng không thể không nói đến những bài học vô giá khác mà quãng thời gian sống và học tập dù không dài ở xứ Wales đem lại cho mình. Bên cạnh những kiến thức từ thầy cô và bạn bè trên giảng đường, mình có cơ hội học hỏi nhiều điều từ những người mà mình tiếp xúc, và từ những gì đã chứng kiến. Mình đã biết và hiểu các nền văn hóa khác nhau, học cách tôn trọng sự khác biệt, học khả năng thích nghi với môi trường sống và phương pháp học tập mới. Học tập ở Cardiff đã giúp mình có cách nhìn nhận, tiếp cận và giải quyết vấn đề theo một cách hoàn toàn khác với trước kia. 

BẠN CÓ LỜI MỜI! Để tìm hiểu thêm các câu chuyện thú vị về Xứ Wales, giao lưu trực tiếp cùng các du học sinh và nhận các phần quà siêu hấp dẫn, mời bạn tới tham dự Triển lãm Giáo dục Vương quốc Anh 2019 được Hội đồng Anh tổ chức vào đầu tháng 10 tới:

- Tại Hà Nội: ngày 6/10/2019 từ 09h00 - 13h00, tại Khách sạn Daewoo

- Tại TP Hồ Chí Minh: ngày 5/10/2019 từ 09h00 - 13h00, tại GEM Center

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Cùng ở miền Bắc nhưng nhiệt độ tại Sơn La lại chênh lệch rất lớn so với Hà Nội

Cùng ở miền Bắc nhưng nhiệt độ tại Sơn La lại chênh lệch rất lớn so với Hà Nội

HHT - Nắng nóng tiếp tục diễn ra gay gắt tại nhiều nơi trên cả nước, trong đó có các tỉnh Tây Bắc Bộ. Tại Yên Châu (Sơn La), mức nhiệt đo được lúc 13h lên đến 41,7 độ C. Trong khi đó, Đông Bắc Bộ có nền nhiệt duy trì ngưỡng cao nhất khoảng 29-32 độ C. Vì sao lại có sự khác biệt rõ rệt này?