Xuyên đêm ship hàng, “đếm tiền mỏi tay" nhờ bán đồ nhậu mùa World Cup

Xuyên đêm ship hàng, “đếm tiền mỏi tay" nhờ bán đồ nhậu mùa World Cup
HHT - Tiện lợi, nhanh chóng, đồ ăn lại phong phú nên nhiều tín đồ thể thao lựa chọn cách đặt hàng online thay vì tự vào bếp nấu nướng hoặc mất công ra quán mua hàng, tạo cơ hội cho các dịch vụ này thu về nguồn lợi “khổng lồ”.

World Cup 2018 đã chính thức bắt đầu, đây không chỉ là sự kiện bóng đá lớn nhất hành tinh mà còn là cơ hội “hái ra tiền” cho hàng loạt các dịch vụ ăn theo.

Trong đó, không chỉ đầu tư thuê ti vi, máy chiếu các cửa hàng còn mở thêm dịch vụ ship đồ ăn tận nhà, đặt hàng online hay lên thực đơn theo yêu cầu…. Trên khắp các trang mạng xã hội, cụm từ “đồ ăn World Cup”, “ship đồ ăn xem World Cup” trở thành từ khóa “hot” được nhiều người tìm kiếm, chia sẻ.

Chị Hải (Cầu Giấy, Hà Nội) chuyên bán đồ ăn online cho biết, mùa World Cup năm nay, cửa hàng chị phải tuyển thêm 3 nhân viên mới đáp ứng đủ nhu cầu. Trong đó, các món ăn đắt hàng và được ưa chuộng nhất vẫn là các món nhậu, ăn vặt như: chân gà xả ớt, mực nướng, bánh mỳ thịt, cơm rang, nem chua…

Trước kia cửa hàng chị chỉ phục vụ giao hàng đến 10 giờ đêm thì vào mùa World Cup chị Hải mở thêm dịch vụ ship hàng 24/24. Khách hàng chỉ cần ở nhà xem đá bóng, nhấc máy lên gọi sẽ có người mang đồ ăn đến tận nơi.

“Trước đây, mỗi ngày chỉ có khoảng gần 100 đơn đặt hàng thì ngay ngày mở đầu World Cup số lượng đã tăng lên gấp đôi, làm không kịp bán”, chị Hải nói.

Xuyên đêm ship hàng, “đếm tiền mỏi tay" nhờ bán đồ nhậu mùa World Cup ảnh 1

Các món ăn phục vụ World Cup phong phú, đa dạng với nhiều chọn lựa. Ảnh: Facebook

Trong khi đó, anh Hưng, chủ một quán bán hải sản online ở khu vực Hà Đông (Hà Nội) cũng cho hay, ngay từ khi có thông tin Việt Nam mua bản quyền phát sóng World Cup, cửa hàng anh đã lên kế hoạch tuyển thêm người làm và nhập hàng số lượng lớn để phục vụ người xem.

Để thu hút khách mua hàng, đối với mỗi hóa đơn trên 200 nghìn, anh Hưng khuyến mại tiền phí ship hàng, trên 1 triệu đồng được tặng kèm nước ép hoa quả. Thậm chí, nếu khách hàng mua thẻ đăng ký đồ ăn tất cả các trận đấu trong mùa World Cup sẽ được giảm từ 20% - 30% giá trị hóa đơn.

Xuyên đêm ship hàng, “đếm tiền mỏi tay" nhờ bán đồ nhậu mùa World Cup ảnh 2

Hàng loạt các trang bán hàng, ship đồ ăn mùa World Cup mọc lên cho khách hàng lựa chọn. Ảnh: Facebook

“Trận đấu khai mạc vừa qua, cửa hàng tôi phục vụ đến gần sáng mới hết đơn. Theo ước tính, nhu cầu tăng gấp khoảng 3 lần so với ngày thường. Với số lượng khách hàng như này, dự tính vào các vòng trong, cửa hàng buộc phải tuyển thêm nhân viên mới đáp ứng đủ yêu cầu”, anh Hưng khẳng định.

Theo khảo sát, giá đồ ăn uống tại các cửa hàng bán đêm phục vụ World Cup tăng khoảng 10 - 20% so với thông thường. Nếu muốn ship tận nhà, các thực khách sẽ phải bỏ phí thêm từ 20 - 50 nghìn đồng, tùy khoảng cách địa lý. Dù mức giá không rẻ nhưng vì tiện lợi nên nhiều thực khách vẫn chấp nhận.

Lý giải về nguyên nhân tăng giá, chủ một cửa hàng đồ ăn cho biết, do phục vụ vào buổi tối và đêm khuya, giá thuê người làm, ship đồ đều cao hơn ban ngày nên chi phí món ăn vì thế cũng đội lên đáng kể. “Trước mùa World Cup, dù lường trước được nhu cầu thị trường sẽ tăng nhưng việc tuyển nhân viên rất khó. Vào các trận đấu tới đây, nếu không tuyển được người, có lẽ sẽ phải huy động thêm cả người nhà mới đáp ứng được”, chủ cửa hàng này nói.

Tiện lợi, nhanh chóng, đồ ăn lại phong phú nên nhiều tín đồ thể thao lựa chọn cách đặt hàng online thay vì tự vào bếp nấu nướng hoặc mất công ra quán mua hàng. Chính tâm lý này đã tạo cơ hội cho các cửa hàng kinh doanh dịch vụ này thu về nguồn lợi nhuận không nhỏ.

Theo Dantri.com.vn
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Clip mới nhất đạt 300 triệu lượt xem, Lê Tuấn Khang lại đau đầu vì điều này

Clip mới nhất đạt 300 triệu lượt xem, Lê Tuấn Khang lại đau đầu vì điều này

HHT - Trưa 2/12, video mới nhất của Lê Tuấn Khang trên nền tảng TikTok với tiêu đề "Giả bộ té để được rửa sạch" chính thức cán mốc 300 triệu lượt xem chỉ sau chưa đầy 3 ngày đăng tải. Tuy nhiên, nam TikToker sinh năm 2002 lại đau đầu vì vấn đề mới phát sinh, liên tục cảnh báo người dùng mạng xã hội.