YouTuber, hay còn gọi là những nhà sáng tạo nội dung trên YouTube, khi được tham gia chương trình Partner Program của YouTube có thể kiếm tiền bằng rất nhiều cách khác nhau.
Thay vì ước tính thu nhập theo chỉ số CPM, các YouTuber giờ đây sẽ biết chi tiết thu nhập hàng tháng của mình tới từ đâu thông qua RPM. (Ảnh: The Verge)
Thu nhập của họ tới từ quảng cáo, quyên góp từ người xem (donate), livestream,... và từ cả YouTube Premium. Điều này khiến các YouTuber gặp khó trong việc xác định xem thu nhập của họ tới từ đâu là chủ yếu.
Tuy nhiên, mới đây, YouTube đã đơn giản hóa vấn đề này bằng cách tạo ra một số liệu mới mang tên RPM, tổng hợp tất cả các số liệu vào cùng một chỗ.
YouTube giới thiệu với YouTuber về chỉ số RPM.
RPM là phiên bản nâng cấp của CPM mà YouTuber đang dùng hiện tại. Tuy nhiên, RPM hữu ích hơn cho các YouTuber bởi nó cho họ thấy chi tiết thu nhập hàng tháng tới từ các nguồn khác nhau.
Nếu CPM (viết tắt của “Cost Per Mille”) là chi phí trung bình cho mỗi 1000 lần hiển thị quảng cáo trước khi YouTube lấy tiền "hoa hồng", thì RPM (viết tắt của "Revenue Per Mille") hiển thị tổng thu nhập của YouTuber (cả từ quảng cáo và các lĩnh vực khác) sau khi trừ đi "hoa hồng" của YouTube.
RPM hữu ích hơn cho các YouTuber bởi nó cho họ thấy chi tiết thu nhập hàng tháng tới từ các nguồn khác nhau. (Ảnh: ALEXANDER MILS ON UNSPLASH)
Điều này rất quan trọng với các YouTuber đang xây dựng kênh. Khi nắm được những thông số này, YouTuber sẽ biết họ cần phải điều chỉnh những gì, làm sao để phát triển những nguồn thu nhập đang ổn định và cải thiện những gì chưa tốt.
Theo The Verge, chỉ số CPM giống như việc bạn nhận lương mỗi tháng mà chẳng biết khoản tiền đó được tính toán như thế nào. Nhưng với RPM thì chỉ số này cung cấp chi tiết, từng nguồn thu nhập của YouTuber.
Với RPM thì chỉ số này cung cấp chi tiết, từng nguồn thu nhập của YouTuber. (Ảnh: Octoly Magazine)
Ví dụ: RPM hiển thị tổng số lượt xem video trên kênh YouTube của bạn, bao gồm cả các video không bật kiếm tiền. Điều này giúp YouTuber biết được số tiền họ bỏ lỡ từ các video có nhiều view nhưng không đủ điều kiện kiếm tiền. Từ đó, YouTuber có thể cải thiện nội dung các video, đảm bảo rằng mọi video đều đủ điều kiện được bật kiếm tiền.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa chỉ số CPM sẽ bị YouTube bỏ xó. Như đã biết, chỉ số CPM càng cao đồng nghĩa với việc nhà quảng cáo sẽ càng chi nhiều tiền cho quảng cáo và YouTuber càng kiếm được nhiều tiền.
YouTube hiện đang thực hiện rất nhiều thay đổi nhằm giúp các nhà sáng tạo kiếm tiền dễ dàng hơn trên nền tảng của mình. (Ảnh: Amazon)
Nếu kênh YouTube của bạn có CPM cao, đồng nghĩa với việc kênh và video của bạn đang có giá trị cao trong mắt một nhà quảng cáo nhất định. Tuy nhiên, RPM lại không thể cho bạn biết điều này.
YouTube hiện đang thực hiện rất nhiều thay đổi nhằm giúp các nhà sáng tạo kiếm tiền dễ dàng hơn trên nền tảng của mình.
Từ cuối tháng này, các video dài 8 phút sẽ được phép hiển thị quảng cáo ở giữa video. (Ảnh: Medium)
Chẳng hạn, từ cuối tháng này, các video dài 8 phút sẽ được phép hiển thị quảng cáo ở giữa video. Trước đó, chỉ video 10 phút mới đủ điều kiện này.