Bất kỳ ai cũng có thể bị thiếu sáng suốt, vì chúng ta vốn dựa vào cảm giác nhiều hơn suy luận.
Vì sao đám mây luôn có hình thù?
Khi chưa biết về một người lạ, chúng ta thường nhìn vào bề ngoài để gắn họ vào một hình dung mà mình quen thuộc. |
Mây chỉ là mây, nhưng chúng ta thường nhìn ra một hình thù quen thuộc nào đó. Là vì não chúng ta hay tưởng tượng, gắn ý nghĩa vào mọi thứ và thăng hoa cường điệu nó lên. Cứ thấy một cái gì đó xa lạ không quen thuộc là não chúng ta sẽ cố tìm điều quen thuộc ép hình ảnh đó. Chính vì vậy khi chưa biết về một người lạ, chúng ta thường nhìn vào bề ngoài như đồ hiệu, xe sang, để gắn họ vào một hình dung như người giàu, tổng tài... Rồi tự mình gán thuộc tính cho họ mà chưa cần phải hỏi hay họ cũng không cần nói lời nào.
Đừng lấy đồ uống miễn phí: Sập bẫy nguyên tắc “có qua có lại” - một hình thức “tống tiền” êm ái
Nhiều người sẽ không ngại cho đi trước vì họ biết chính xác sẽ lấy gì ở phía sau. |
Bạn có để ý các cửa hàng bán đặc sản hay thoải mái cho bạn ăn thử, những dịch vụ bán hàng không ngại cho bạn đồ uống miễn phí. Theo nguyên tắc tự nhiên của não “có qua có lại”, bạn lập tức cảm thấy nợ họ một điều gì đó và muốn đền đáp.
Nắm được nguyên tắc này, nhiều người sẽ không ngại cho đi trước vì họ biết chính xác sẽ lấy gì ở phía sau. Để tránh cái bẫy này, cần phải nhớ không ai cho không ai cái gì, bạn cần biết rõ giao dịch nào đang ẩn dưới món quà miễn phí. Và cố gắng từ chối những món quà miễn phí càng nhiều càng tốt.
Kết luận trước rất nguy hiểm, Warren Buffet cảnh báo về thành kiến còn Darwin luôn tìm cách phủ nhận kết luận của mình
Con người giỏi nhất là diễn giải mọi thông tin cho khớp với niềm tin hoặc kết luận ban đầu họ đưa ra. |
Tỷ phú Warren Buffet từng cảnh báo nguy hiểm khi con người giỏi nhất là diễn giải mọi thông tin cho khớp với niềm tin hoặc kết luận ban đầu họ đưa ra. Thói quen này khiến não chúng ta tự động xoá mờ những thông tin mâu thuẫn với kết luận ban đầu, chính vì vậy một khi đã bị thao túng, chúng ta sẽ không nhận ra những sơ hở rành rành vì trót kết luận trước rồi.
Những nhà khoa học hoặc người thành công có bí quyết khắc phục lỗ hổng này. Trong khi hầu hết mọi người bình thường chỉ muốn tìm bằng chứng để chứng minh là mình đúng, thì họ luôn tìm cách suy nghĩ xem giả thuyết mình đưa ra có lỗ hổng nào không hay có điều gì chưa đúng?
Cha đẻ thuyết tiến hóa Darwin luyện một thói quen, đó là cẩn thận ghi lại những bằng chứng mâu thuẫn với lý thuyết ông đã đưa ra. Điều gì ông càng tin thì càng tích cực tìm bằng chứng phủ quyết.
Cẩn thận với câu “không vấp ngã không thành công”
Khi đã tin một ai đó sẽ mang lợi đến cho mình thì dù liên tiếp bị bất lợi chúng ta vẫn tự an ủi mình là không có gì đạt được dễ dàng. |
Khi đã tin một ai đó sẽ mang lợi đến cho mình thì dù liên tiếp bị bất lợi chúng ta vẫn tự an ủi mình là không có gì đạt được dễ dàng, mọi chuyện phải trầy trật cho đến khi nó trở nên tốt đẹp. Chúng ta sẽ như một kẻ cuồng tín cứ bị hết vố này đến vố khác vẫn hy vọng tương lai sẽ khác.
Khi đã chiếm được cảm tình thì sự ủng hộ còn hiệu quả hơn cả hối lộ
Khi quá nhanh thích một người, cẩn thận bạn sẽ không còn quyết định dựa vào lý trí nữa. |
Chính vì vậy những người muốn điều khiển người khác ban đầu sẽ đánh vào lấy cảm tình: Giả vờ có cùng sở thích, giọng nói nhẹ nhàng dễ nghe, ăn mặc nhẹ nhàng dễ nhìn hơn là ăn diện đẹp đẽ nổi bật. Khi quá nhanh thích một người, cẩn thận bạn sẽ không còn quyết định dựa vào lý trí nữa. Cẩn thận với người có vẻ hợp tính mình, người khen mình, cẩn thận với người có ngoại hình ưa nhìn. Những điều này sẽ khiến bạn mất cảnh giác.