Điểm chuẩn cao không tưởng cho thấy đã đến lúc sĩ tử nên chọn phương thức tuyển sinh khác?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Dù đã đoán “sương sương” điểm chuẩn năm nay sẽ tăng, nhưng tăng đến mức 8 - 9 điểm so với năm ngoái thì quả thực khiến sĩ tử choáng váng.  

Thủ khoa vẫn có khả năng không đỗ

Có nhiều lý do khiến điểm chuẩn xét tuyển đại học dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm nay tăng. Trước hết là chỉ tiêu dành cho phương án này bị thu hẹp do các trường không muốn bị động trong khâu tuyển sinh, nhiều trường chỉ còn dành 20 - 30% tổng chỉ tiêu, trung bình là mức 30 - 50% chỉ tiêu. Tiếp nữa là tính phân hoá của đề thi giảm mạnh để phù hợp với những hạn chế từ kết quả học tập sau một năm học nhiều gián đoạn, phải học trực tuyến kéo dài.

Thế nhưng, khi điểm chuẩn được công bố thì sĩ tử vẫn không tránh khỏi cú sốc. Điểm chuẩn năm nay của các trường đại học đa phần tăng từ 1 - 2 điểm so với phổ điểm năm ngoái, những trường điểm xét tuyển vốn đã cao như Đại học Quốc gia, Đại học Ngoại Thương... nay còn cao hơn nữa, tiệm cận ngưỡng điểm tuyệt đối. Thậm một số ngành/ trường có điểm chuẩn tăng vọt ở mức kỉ lục lên đến 8 - 9 điểm khiến nhiều thí sinh, thầy cô vô cùng bất ngờ và lo lắng.

Việc đạt 27 điểm vẫn không trúng tuyển bất kỳ nguyện vọng nào đã xảy ra với các sĩ tử dồn hết nguyện vọng cho cùng một trường dành ít chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển này hoặc đơn giản là sắp xếp thứ tự nguyện vọng ưu tiên không phù hợp với thực tế. Nhiều thí sinh đang rất sốc vì không trúng tuyển bất kỳ ngành nào trong 8 nguyện vọng dù đạt mức điểm 28 khi đăng ký vào những ngành “hot” của các trường Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế Quốc dân.

Điểm chuẩn cao không tưởng cho thấy đã đến lúc sĩ tử nên chọn phương thức tuyển sinh khác? ảnh 1

Với mức điểm 28, nhiều teen vẫn ngậm ngùi tạm biệt giấc mơ đại học của mình.

Có những ngành lấy điểm trúng tuyển từ mức 30 trở lên, thí sinh đạt 3 điểm 10 vẫn có thể trượt nếu không có điểm ưu tiên và khu vực. Các thí sinh thủ khoa ở đợt 1 có điểm là 29,15 (tổ hợp D01), 29,25 (tổ hợp C00) và 29,55 (tổ hợp A01), tức vẫn thấp hơn mức điểm chuẩn của ngành Sư phạm Ngữ văn chất lượng cao của Đại học Hồng Đức và ngành Nghiệp vụ An ninh của Học viện An ninh Nhân dân đối với thí sinh nữ ở địa bàn 1 và 2.

Việc điểm chuẩn các trường đại học năm nay tăng ở mức kỷ lục đã dẫn đến nhiều bất cập và gây thiệt thòi cho các thí sinh. Chia sẻ với Zing News, thầy Vũ Khắc Ngọc (giáo viên dạy Hóa, Hà Nội) cho rằng: “Rất nhiều thí sinh bị dồn vào khoảng điểm rất hẹp. Đôi khi, yếu tố quyết định đỗ hay trượt chỉ là may rủi chứ không phải năng lực thực sự của thí sinh”.

Phổ điểm chênh lệch nhưng điểm chuẩn xét chung

Việc nhiều trường đặt chung mức điểm chuẩn đối với thí sinh thi các khối khác nhau (như khối A và D), trong khi phổ điểm thi các môn chênh lệch rõ rệt cũng khiến nhiều bạn cảm thấy thiếu công bằng.

Năm 2021, trường Đại học Kinh tế quốc dân (Hà Nội) xét tuyển theo 9 tổ hợp xét tuyển (A00, A01, B00, C03, C04, D01, D07, D09, D10) theo từng mã ngành/ chương trình, tuy nhiên không có chênh lệch điểm xét tuyển giữa các tổ hợp xét tuyển.

Trong khi đó, phổ điểm của các môn Lý, Hóa và Anh văn khá chênh lệch khi ở môn Lý, số thí sinh đạt điểm 10 là 14, môn Hóa là 149 còn môn Tiếng Anh là 4345.

Điểm chuẩn cao không tưởng cho thấy đã đến lúc sĩ tử nên chọn phương thức tuyển sinh khác? ảnh 2
Điểm chuẩn cao không tưởng cho thấy đã đến lúc sĩ tử nên chọn phương thức tuyển sinh khác? ảnh 3
Điểm chuẩn cao không tưởng cho thấy đã đến lúc sĩ tử nên chọn phương thức tuyển sinh khác? ảnh 4

Phổ điểm chênh lệch của ba môn Lý, Hóa, Tiếng Anh của kỳ thi năm nay.

Thầy giáo Trần Văn Đúng (giáo viên trường THPT Lương Thế Vinh, TP.HCM) cho rằng, nhiều trường đại học đang đưa ra một mức điểm chuẩn không hoàn toàn phản ánh đúng thực tế. Tình trạng “lạm phát” điểm như năm nay cũng đã từng diễn ra vào năm 2017 (khi cả nước có đến 13 thí sinh đạt 30/30 điểm).

Dựa vào mức điểm chuẩn năm nay, không khó để teen nhận ra, phương thức dùng điểm thi tốt nghiệp THPT đã không còn là phương thức được các trường đại học ưu tiên sử dụng. Ngoại trừ các ngành đặc thù như Máy tính, Y khoa, Khoa học cơ bản, Năng khiếu,... có kiến thức đặc thù, được ưu tiên hình thức xét tuyển thông qua kiểm tra đánh giá thì những nhóm ngành học "hot" như Kinh tế, Truyền thông, Đối ngoại... dành phần lớn chỉ tiêu xét tuyển bằng các hình thức khác.

Thế nên các sĩ tử tương lai cần nhanh chóng nắm bắt xu hướng để tiếp cận những phương thức khác phù hợp hơn như thi Đánh giá năng lực (hơn 70 trường đại học đã sử dụng phương thức này) hay xét tuyển học bạ để tránh những tình huống gây tiếc nuối.

Điểm chuẩn cao không tưởng cho thấy đã đến lúc sĩ tử nên chọn phương thức tuyển sinh khác? ảnh 8
Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG
Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi" đến với các địa danh lịch sử tại Yên Bái
Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi" đến với các địa danh lịch sử tại Yên Bái
Ngày 24/4, sau Lễ xuất quân Hành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông" năm 2024 tại Hà Nội, đoàn hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi" tuyến số 2 do đồng chí Ngô Văn Cương - Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra T.Ư Đoàn làm trưởng đoàn đã khởi hành tới các địa danh lịch sử gắn với Chiến dịch Điện Biên Phủ trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

Có thể bạn quan tâm

Tween Tiểu học Nam Thành Công xúc động, vui Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên

Tween Tiểu học Nam Thành Công xúc động, vui Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên

HHT - Liên hoan "Chiến sĩ nhỏ Điện Biên" của trường Tiểu học Nam Thành Công (Hà Nội) diễn ra đầy ấn tượng với những tiết mục văn nghệ, hoạt cảnh đầu tư công phu, chỉn chu. Phần thi kiến thức liên quan tới chiến dịch Điện Biên Phủ để lại dấu ấn sâu đậm nhờ sự thông minh, đáng yêu của các bạn nhỏ.