Khơi gợi cảm hứng viết văn với "Con Đường Văn Sĩ" của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Có một điều thú vị ở nhà văn Nguyễn Huy Tưởng mà những người yêu viết láchcó thể học hỏi, chính là việc ông rất chăm viết nhật ký. Bằng việc suy tư và chăm ghi chép lại những điều diễn ra xung quanh mình, Nguyễn Huy Tưởng dần tìm ra những quan niệm về nhân sinh, để đưa vào các tác phẩm do ông sáng tác. 

Với độc giả nhỏ tuổi nhiều thế hệ, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng được yêu mến qua nhiều tác phẩm thiếu nhi đặc sắc như: Lá cờ thêu sáu chữ vàng, Tìm mẹ, An Tư công chúa, Cô bé gan dạCòn với độc giả trưởng thành, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng gắn liền với những tiểu thuyết lịch sử, vở kịch lớn như: Vũ Như Tô, Đêm hội Long Trì, Bắc Sơn, Sống mãi với thủ đô.

Có một điều thú vị ở nhà văn Nguyễn Huy Tưởng mà Gen Z có thể học hỏi, chính là việc ông rất chăm viết nhật ký. Ông coi nhật ký không chỉ là nơi giãi bày, mà còn là nơi luyện viết, và là khoảng thời gian nhìn nhận lại những sự kiện, những con người mình đã gặp trong ngày. Để từ đó ông tiếp tục suy tư, nghiền ngẫm, tìm kiếm những quan niệm nhân sinh và đem những dấu ấn đậm nét trong tư tưởng của mình vào các tác phẩm do ông sáng tác.

Khơi gợi cảm hứng viết văn với "Con Đường Văn Sĩ" của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng ảnh 1

"Con đường văn sĩ" - tập hợp những ghi chép của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng từ năm 1938 đến 1945.

Những trang nhật kí của Nguyễn Huy Tưởng trải dài từ năm 18 tuổi tới khi 48 tuổi, thời điểm ông qua đời. Trong đó, những trang nhật kí thuộc giai đoạn từ năm 1938 đến năm 1945 được coi là giai đoạn “chín muồi” khi con đường lập thân của Nguyễn Huy Tưởng đã khá vững chắc khi ông có việc làm ổn định ở sở Thuế đoan, và có định hướng rõ nét là trở thành một nhà văn.

Cũng chính vì vậy, khi biên tập lại những trang nhật kí của cha mình - nhà nghiên cứu Nguyễn Huy Thắng đã chọn giai đoạn 1938 đến 1945 để đưa vào cuốn Con đường văn sĩ, hướng tới độc giả trên 14 tuổi, để qua đó giúp bạn đọc tuổi teen có dịp tiếp cận với bối cảnh xã hội vào thời điểm các tác phẩm tiêu biểu như An Tư công chúa, Đêm hội Long Trì, Vũ Như Tô… ra mắt.

Khơi gợi cảm hứng viết văn với "Con Đường Văn Sĩ" của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng ảnh 2

Nhà nghiên cứu Nguyễn Huy Thắng, con trai nhà văn Nguyễn Huy Tưởng (trái), Tiến sĩ văn học Đỗ Thanh Nga (giữa) và Tiến sĩ ngôn ngữ Đỗ Anh Vũ (phải).

Những trang viết trong Con đường văn sĩ hấp dẫn bởi cách viết ngắn gọn nhưng sống động, chi tiết chân thực giàu cảm xúc, phác hoạ đời sống của một nhà văn, với những khó khăn, trăn trở, vật lộn khi mưu sinh hàng ngày, đặt bên cạnh những khát vọng văn chương, sự nghiệp. Và từ những câu chuyện được Nguyễn Huy Tưởng kể trong cuốn sách này, độc giả trẻ sẽ có dịp soi rọi lại đời sống của giới tri thức từng được kể trong Sống mòn, Đời thừa của Nam Cao.

Khơi gợi cảm hứng viết văn với "Con Đường Văn Sĩ" của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng ảnh 3

"Con đường văn sĩ" giúp độc giả trẻ hiểu hơn về bối cảnh xã hội giai đoạn 1938 - 1945, để từ đó hiểu hơn về đời sống của các tác giả văn học thời kì này.

Con đường văn sĩ gồm 3 phần, phần 1 là những trang nhật ký từ 1938 - 1939, phác hoạ về mộng văn chương của chàng trai Nguyễn Huy Tưởng khi luôn bị “con ma văn chương” ám ảnh.

Phần 2 là nhật ký những năm 1940 - 1943 khi ông có tác phẩm đầu tay Đêm hội Long Trì được in thành sách. Phần 3 là giai đoạn 1943 đến trước Cách mạng tháng Tám 1945, khi Nguyễn Huy Tưởng cho ra đời tác phẩm lớn trong sự nghiệp của mình: Vũ Như Tô.

Khơi gợi cảm hứng viết văn với "Con Đường Văn Sĩ" của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng ảnh 4

"Con đường văn sĩ" tiếp lửa cảm hứng viết văn tới các độc giả trẻ.

Không chỉ là cuốn sách đem lại nhiều tư liệu quý giá, là tài liệu tham khảo cho các bạn độc giả trẻ yêu mến văn chương, muốn tìm hiểu về đời sống xã hội giai đoạn 1938 - 1945, Con đường văn sĩ còn lan truyền cảm hứng viết văn tới các độc giả trẻ, thôi thúc các cây bút hãy tiếp tục trăn trở, hãy tiếp tục sáng tạo, hãy ghi lại cuộc sống hàng ngày của mình, để từ đó viết lên những tác phẩm lớn, có giá trị cho nền văn học Việt.

Khơi gợi cảm hứng viết văn với "Con Đường Văn Sĩ" của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng ảnh 8
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Reply Y2K: Trái tim bí mật của cô bạn Bánh Cam "keo kiệt" của tuổi thơ tôi

Reply Y2K: Trái tim bí mật của cô bạn Bánh Cam "keo kiệt" của tuổi thơ tôi

HHT - Ba Bánh Cam mất sớm, má nó làm các loại bánh bột chiên, bỏ mối cho những người bán dạo. Có lần, Bánh Cam xách theo bọc bánh, mời bạn bè trong lớp. Mọi người xúm vô ăn. Mấy chục bánh nóng hổi hết sạch. Tới lúc đó, Bánh Cam mới dõng dạc: “Mỗi cái bánh 500 đồng. Trả tiền cho tui nha!”. Tụi bạn chưng hửng ngó nhau.
Reply Y2K: Trái tim lớn của "bác sĩ thú cưng" cấp xóm dành cho những con vật nhỏ

Reply Y2K: Trái tim lớn của "bác sĩ thú cưng" cấp xóm dành cho những con vật nhỏ

Đậu Ván vẫn ít nói, vẫn đeo kính và có lẽ vẫn mơ làm bác sĩ. Tớ nghĩ chẳng nghề nào hợp với cậu ấy hơn thế. Bởi những người có tính thương yêu thực sự, chẳng cần phô diễn ồn ào, luôn sẵn lòng cứu giúp những vật nhỏ nhất như Đậu Ván sẽ làm được rất nhiều điều tốt lành cho cuộc sống này.