Nhiều trường Đại học muốn tiếp tục tăng dần học phí

Nhiều trường Đại học muốn tiếp tục tăng dần học phí
HHT - “Tăng học phí là vấn đề rất nhạy cảm với xã hội và trực tiếp là người học, phải tính đến khả năng chi trả của sinh viên”. Ý kiến trên được bà Đặng Thị Thanh Huyền, Học viện Quản lí Giáo dục đưa ra tại hội thảo Giáo dục 2018.

Xã hội nhạy cảm khi tăng học phí

Với chủ đề Giáo dục đại học - Chuẩn hóa và hội nhập quốc tế chiều ngày 17/8, bà Thanh Huyền cho rằng, hiện nay xu hướng tự chủ đại học là tất yếu của nước ta, đi đôi với đó các trường được tự quyết trong vấn đề học phí. Nhìn chung các trường đại học theo mô hình tự chủ sẽ có học phí thấp nhất khoảng 15 triệu đồng/năm học trở lên.

Nhiều trường Đại học muốn tiếp tục tăng dần học phí ảnh 1
Bà Đặng Thị Thanh Huyền, đại diện Học viện Quản lí Giáo dục phát biểu ý kiến.

Học phí tăng đồng nghĩa với chất lượng đào tạo; tỷ lệ việc làm; đánh giá sinh viên (SV) đều tăng, cho thấy đây là hướng đi đúng đắn. Nhưng bên cạnh đó, không ít trường có mức học phí quá cao, khiến cho nhiều SV ngần ngại theo học vì không đủ khả năng đáp ứng yêu cầu về mặt tài chính.

“Tôi thấy, các trường đại học tự chủ tăng học phí là đúng nhưng tất cả các mức tăng học phí đều là vấn đề rất nhạy cảm với xã hội và trực tiếp là người học, phải tính đến khả năng chi trả của SV. Khi đã quyết định thực hiện thì cần truyền thông cho SV hiểu rõ, tránh tình trạng phàn nàn và ngần ngại theo học”, bà Thanh Huyền cho rằng.

Bộ phận người dân thu nhập thấp là mấu chốt cho vấn đề học phí của các trường tự chủ, nếu các trường không giải quyết triệt để vấn đề này thì sẽ vô tình gây ra hiện tượng phân hóa trường giàu, trường nghèo. Nâng mức các khoản vay không lãi; học bổng; giải thưởng; hỗ trợ chi phí học tập cho SV khó khăn; cam kết việc làm sau khi tốt nghiệp là những việc thiết thực nhất các trường tự chủ cần làm ngay.

Cụ thể hơn về cách giải quyết bài toán học phí trong các trường đại học tự chủ hiện nay, ông Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Kĩ thuật TP.HCM cho biết: "Sau khi trường được tự chủ từ năm 2017 thì mức học phí tăng lên gần gấp đôi. Chúng tôi đã giải quyết bài toán học phí trong tự chủ bằng cách: Năm 2017 số lượng sinh viên đăng kí ban đầu là 45.000 hồ sơ, nhưng sau nhận được thông báo học phí thì lượng hồ sơ giảm đi còn 20.000. Nhưng năm nay do được tuyên truyền về tỷ lệ việc làm, lời hứa về chất lượng đào tạo nên tỷ lệ tuyển sinh đã tăng cao hơn năm ngoái rất nhiều đạt 63.000 chỉ tiêu đăng kí cho dù mức học phí còn cao hơn năm trước”.

Từ đó ông Dũng đưa ra kết luận: "Điều đó cho thấy, học phí cao, không ảnh hưởng đến danh tiếng hay chỗ đứng của trường. Trường nào được Nhà nước bao cấp thì học phí thấp, trường nào tự chủ thì học phí cao. Nhưng tất cả là ở người dân, người dân họ cần một nền giáo dục thực chất, con em họ có việc làm ngay sau khi ra trường đó mới là điều họ quan tâm nhất. Học phí không còn là nỗi băn khoăn lớn nhất. Còn lại, các em SV khó khăn cần hỗ trợ thì trường vẫn cho đóng mức học phí trước khi bước và tự chủ, hỗ trợ tối đa 15% tổng số SV nhập trường".

Đừng quá phụ thuộc vào học phí

GS.TS Nguyễn Trọng Hoài, Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế TP.HCM nêu, các nước Hà Lan, Úc, Mỹ, Anh, Nhật Bản là những nước thành công trong mô hình tự chủ đại học. Các trường đều khẳng định, Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong định hướng và trợ giúp các trường thực hiện vấn đề tự chủ.

Nhiều trường Đại học muốn tiếp tục tăng dần học phí ảnh 2

GS.TS Nguyễn Trọng Hoài, Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế TPHCM. Tại các nước này, Nhà nước vẫn tài trợ cho các trường theo hình thức gói tài trợ và đặt hàng các chương trình, để các trường được đào tạo vừa có chiến lược lẫn kinh phí mà không làm mất đi quyền tự chủ của mình, GS Hoài chia sẻ thêm.

Đồng thời GS Hoài nhận định, thành công của các trường nằm trong top 50 của thế giới là nhờ vào khả năng tiếp cận tài chính từ thị trường. Việc thu hút nguồn tài chính là quan trọng, một số biện pháp được áp dụng như đi vay không hoàn lại hoặc đi vay không điều kiện phục vụ đào tạo nhân lực cho các chủ nguồn tài chính. Tài chính mạnh thì đầu tư lớn, từ đó các trường ĐH được phát triển toàn diện, đủ sức cạnh tranh trên đấu trường xếp hạng quốc tế.

"Trong khi đó, nguồn thu của các trường ĐH ở Việt Nam chủ yếu vẫn là từ học phí và ngân sách công. Theo điều tra, 70% tỷ lệ nguồn thu của các trường đến từ học phí và một số loại phí của SV. Như vậy rất rủi ro, đừng quá phụ thuộc vào tiền do SV đóng. Học phí tăng quá cao như dây đàn chờ đứt, cần đặt ra câu hỏi SV có thể chi trả ở mức nào thay vì nhà trường sẽ cho đóng ở mức nào?", GS Hoài băn khoăn.

Chất lượng cần tương ứng với chi phí

PGS.TS Thái Bá Cần, Hiệu trưởng Đại học Hồng Bàng (TP.HCM) đưa ra số liệu, theo nghiên cứu gần đây cho biết, chi phí dành cho học phí của Việt Nam vẫn là thấp so với các nước ở châu Á. Chi phí bình quân cho SV vào khoảng 9,24 triệu đồng/năm học (năm 2009) thì năm 2017 lên đến 16,2 triệu đồng/năm học Trong khi đó đối với các nước đang phát triển, mỗi SV sẽ tốn khoảng 70 - 100 triệu đồng/năm học, trường càng lớn thì chi phí cho đào tạo càng cao.

Nhiều trường Đại học muốn tiếp tục tăng dần học phí ảnh 3
PGS.TS Thái Bá Cần, Hiệu trưởng Đại học Hồng Bàng (TPHCM).

Trả lời câu hỏi có nên tăng chi phí đóng góp lên cao hơn để đảm bảo mức chất lượng dạy và học, PGS Thái Bá Cần đóng góp ý kiến."Theo tôi, trong 10 năm tới, nếu muốn đạt dược ngưỡng hội nhập thì cũng đóng góp ở mức từ 5.000 đô la Mỹ trở lên mới có thể hội nhập tiếp cận được với chương trình đào tạo quốc tế. Cùng với đó là sự đầu tư của Nhà nước cho lĩnh vực giáo dục, cần tăng cao hơn lên 0,7 -1,5% tổng GDP bình quân đầu người/năm”, 

Tăng tỷ lệ đầu tư công cho giáo dục đại học bằng cách giảm bớt số SV công lập. Giảm đi để đỡ bớt gánh nặng cho các trường đại học công lập được nhà nước bao cấp. Khuyến khích các trường ĐH đưa ra các chương trình giáo dục quốc tế, tạo ra không gian quốc tế ngay tại trong nội bộ các trường ĐH.

Ngoài ra, PGS Cần nhấn mạnh, tăng chí phí đào tạo hay học phí của SV cũng đều phải đặt trong tương quan khả năng kinh tế của người dân để điều chỉnh. Mức tăng ấy đồng nghĩa với chất lượng giáo dục dành cho SV phải được đảm bảo. Vai trò của Nhà nước đối với các trường học công. Việt Nam có rất nhiều trường đại học công, chúng ta nên tập trung tái cấu trúc lại hệ thống trường công để đầu tư cụ thể và trọng điểm hơn.

Theo dantri.com.vn
MỚI - NÓNG
TP.HCM: Đông đảo bạn trẻ hào hứng tham gia hiến máu tại Chủ Nhật Đỏ lần thứ XVI
TP.HCM: Đông đảo bạn trẻ hào hứng tham gia hiến máu tại Chủ Nhật Đỏ lần thứ XVI
HHT - Sáng 20/9, chương trình hiến máu cứu người Chủ Nhật Đỏ lần thứ XVI năm 2024 đã diễn ra tại TP.HCM. Với thông điệp "Hiến máu cứu người - Sinh mệnh của bạn và tôi", Ngày hội hiến máu giúp các bạn trẻ thể hiện tinh thần tương thân tương ái, chia sẻ những "giọt máu hồng" vì sức khỏe cộng động. 

Có thể bạn quan tâm

Video sông cuồn cuộn sóng ở Thượng Hải cho thấy sức mạnh của bão Bebinca

Video sông cuồn cuộn sóng ở Thượng Hải cho thấy sức mạnh của bão Bebinca

HHT - Khi cơn bão Bebinca vừa đi qua Thượng Hải (Trung Quốc), những video được ghi lại trong cơn bão này đang được đăng và chia sẻ nhanh chóng trên mạng. Những hình ảnh đó cho thấy con sông cuộn sóng dữ dội, người đi đường bám vào cây để khỏi bị gió cuốn bay…, như một lời nhắc nhở rõ ràng về sức mạnh của thiên nhiên.