Project Du học: Cuộc đấu trí giành gói Hỗ trợ tài chính

Project Du học: Cuộc đấu trí giành gói Hỗ trợ tài chính
HHT - Bên cạnh chuyện chọn trường dựa theo chuyên môn hay tọa độ “đáp cánh”, chuyện “xu xèng” cũng là vấn đề quan. Gói hồ sơ “Hỗ trợ tài chính” bên cạnh giúp đỡ, nhưng vẫn có thể là “đá chặn” con đường của bạn nếu thực hiện không đúng cách!

Lục lọi “sương sương” toàn bộ hồ sơ

Thường bộ hồ sơ tài chính sẽ được mở sau bộ hồ sơ apply chính vào trường và có hạn nộp ngắn hơn. Chính vì sự quá tải khi làm bộ hồ sơ tài chính ngay sau, hoặc cùng một lúc với những bài luận khác nộp cho trường, các bạn học sinh thường có xu hướng xem gói hồ sơ này nhẹ nhàng hơn một tí. Đặc biệt là với dạng need-based financial aid (hỗ trợ dựa theo điều kiện gia đình, không dựa vào thành tích cá nhân), thường khiến các bạn dễ suy nghĩ rằng chỉ cần “có gì ghi đó” là xong. Thế nhưng vì thời gian ngắn cũng như yêu cầu về độ chính xác cao, điều đầu tiên bạn làm khi mở hồ sơ không phải là cứ làm dần dần đâu mà chính là cần lướt qua “sương sương” mọi ngóc ngách!

Project Du học: Cuộc đấu trí giành gói Hỗ trợ tài chính ảnh 1

Trong nguồn quỹ của mỗi trường, một bạn nào được nhiều hơn một xu cũng đồng nghĩa với việc một bạn khác mất đi một xu, vậy nên giấy tờ, hồ sơ chính thống của các thành viên gia đình sẽ được kêu gọi “truy lùng” rất nhiệt liệt trong khoảng thời gian này. Và cũng vì vậy nên đã dẫn tới các trường hợp dở khóc dở cười rằng cứ tưởng nhiêu đây là đủ, bấm qua trang lại thấy thêm một chồng giấy tờ khác cần cung cấp, đôi khi mất rất nhiều thời gian để đóng mộc hay dịch ở các trung tâm. Để tránh trò chơi “ú tim” trễ deadline vì chưa đủ giấy tờ, teen nhà mình khi mở hồ sơ ra hãy nhập những chữ/ số bất kì vào khung trả lời để có thể xem qua các trang, viết lại toàn bộ giấy tờ cần thiết cho bộ hồ sơ và dành thời gian chuẩn bị thật hợp lí! Việc chuẩn bị kĩ lưỡng những giấy tờ kĩ thuật cũng đóng vai trò rất lớn trong sự hiệu quả của quá trình làm đơn của bạn.

Cùng đồng minh gia đình học về nguồn gốc bản thân

Mô típ “Chàng trai/ cô gái sống đến năm XX tuổi mới phát hiện ra mình là con chủ tịch” nghe quen quá ha, nhưng nó cũng cho biết bạn không thể hoàn toàn chắc chắn rằng mình hiểu về “gia thế” bản thân nếu không có sự trợ giúp của các thành viên khác trong nhà. Thực hiện hồ sơ tài chính là lúc cả gia đình phải ngồi lại với nhau và giải đáp cho bạn cho từng câu hỏi cực kì “cá nhân” trong hồ sơ.

Project Du học: Cuộc đấu trí giành gói Hỗ trợ tài chính ảnh 2

Thường thì phụ huynh sẽ có xu hướng “Chuyện tài chính gia đình là chuyện “người lớn”, con nít không cần phải quan tâm”, thế nên dù bạn có thể nắm được thu nhập cứng của bố mẹ cũng không thể nào tính toán chính xác là cả nhà đã chi tiêu như thế nào trong một tháng. Chính vì đặc điểm này nên đã có rất nhiều tình huống dở khóc dở cười và những chuyện “hú tim” khi biết thêm về gia đình mình qua bộ hồ sơ đấy!

Hạnh Uyên (18 tuổi, du học sinh Thụy Điển) chia sẻ: “Bạn mình kể rằng mãi đến khi làm hồ sơ xin hỗ trợ tài chính để du học mới phát hiện ra rằng tên bạn ấy đã... không còn trong hộ khẩu nhà từ lâu mà đã được chuyển từ bé để bạn í có thể học trường đúng tuyến tốt hơn. Bên cạnh đó còn ngỡ ngàng phát hiện ra rằng bố mẹ có mấy cái xe máy đứng tên mình cho nhà họ hàng mượn cơ. Có những khoản chi tiêu, nợ thẻ tín dụng của gia đình mà bạn í hoàn toàn không hề biết cho đến khi cả nhà ngồi lại cùng nhau làm bộ hồ sơ”.

Vậy nên trước khi chính thức “chinh chiến” với hồ sơ tài chính, hãy đảm bảo rằng mình có những đồng minh am tường thông suốt về vấn đề này như ba má hay anh chị em của mình.

Project Du học: Cuộc đấu trí giành gói Hỗ trợ tài chính ảnh 3

“Một là không nói dối, hai là không nói dối nhiều lần”

Sự chân thật của học sinh và gia đình là yếu tố cực kì quan trọng đối với các trường vì mỗi “xu xèng” trường chi đều cần phải là một bước đi hợp lý và hiệu quả. Trang tin CBSNews đã chỉ ra rằng nếu trường phát hiện có sự không trung thực trong hồ sơ tài chính, mức phạt sẽ từ khoản phạt tài chính cho đến việc bạn bị đuổi ra khỏi trường. Nặng nề nhất vẫn là sự việc sẽ được lưu trữ trong trung tâm giáo dục của quốc gia, trở thành một “vết nhơ” trong học bạ. Hơn nữa, need-based financial aid dành cho những người thực sự cần hỗ trợ để có thể thực hiện ước muốn giáo dục của mình, nên tốt nhất vẫn là không bao giờ nên nghĩ đến việc chuyển hộ khẩu qua một nhà khác hay làm hồ sơ giả để có thể nhận nhiều tiền hơn trong khi bạn hoàn toàn có khả năng tự đóng góp.

Thế nhưng, vẫn có những tuyệt chiêu nhỏ để các bạn có thể xin được mức hỗ trợ có lợi cho bản thân nhất mà vẫn đúng luật:

Hoàn thành hồ sơ thật sớm. Ở một vài trường học, việc xét duyệt tài chính sẽ dựa trên first come, first serve (tới trước nhận trước). Nếu hồ sơ của bạn tới sớm, khi ấy nguồn quỹ của trường vẫn còn thoải mái, khả năng nhận được như mức mong muốn của bạn sẽ cao hơn.

Hãy thanh toán hết tiền nợ còn đọng lại trước khi điền tổng tài sản. Khi được hỏi tổng thu nhập hoặc tổng tài sản hiện có, hãy đảm bảo rằng tất cả mọi hóa đơn và nợ nần trong tháng của gia đình đã được thanh toán hết. Như vậy sẽ thấy được chân thật hơn về mức tài chính của gia đình.

Project Du học: Cuộc đấu trí giành gói Hỗ trợ tài chính ảnh 4

Đừng đặt mức hỗ trợ mong muốn ở vạch “quá cố”. Nhiều gia đình vì sợ con mình đóng ít sẽ không được nhận học nên thường đẩy số tiền mình đóng được nhiều nhất cho trường ở mức cao hơn khả năng thực sự. Nên cân nhắc rằng các trường đã tính đến việc “cố thêm một tí” nên thường cho mức hỗ trợ thấp hơn mức đề xuất của bạn một ít, để gia đình bạn dù không thoải mái vẫn có thể xoay sở được. Đừng tự đưa mình vào thế khó nha!

Nếu ba mẹ bạn đã “tách tim”, hãy chỉ khai khoản thu nhập của một người trực tiếp lo chính cho bạn về mặt học tập. Nếu bạn để của cả hai nhưng thực sự chỉ là nguồn tiền từ một bên sẽ là một sự khó khăn cho bạn.

Hãy chủ động đề xuất xem xét lại mức hỗ trợ tài chính nếu cần thiết. Nếu bạn thấy mức trường cho không hợp lý hoặc có chuyện bất ngờ xảy đến với gia đình, hãy gửi mail và giải thích thật rõ với trường, kèm theo những lập luận chặt chẽ. Đề xuất của trường vẫn chưa phải là quyết định cuối cùng! 

Chúc bạn giành được gói hỗ trợ mong muốn để “cất cánh” du học thành công!

Theo Tuần san Hoa Học Trò
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Sự thật loạt ảnh gây xót xa giữa đợt lũ: Gia đình 3 người sơ tán là dàn dựng

Sự thật loạt ảnh gây xót xa giữa đợt lũ: Gia đình 3 người sơ tán là dàn dựng

HHT - Giữa lúc miền Bắc đang chịu ảnh hưởng nặng do đợt mưa lũ từ cơn bão số 3 (bão Yagi), nhiều hình ảnh người dân chạy lũ được chia sẻ khiến cư dân mạng xót xa. Tuy nhiên, có những bức ảnh, clip "ngàn like" không phải sự thật. Điển hình như ảnh gia đình 3 người chạy lũ ở xã Ngọc Linh (Hà Giang) hay clip em bé Mèo Vạc khóc nức nở vì mẹ bị lũ cuốn trôi.
Chương trình Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối đến 5 trường đại học tại TP.HCM

Chương trình Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối đến 5 trường đại học tại TP.HCM

Với mục đích nâng cao nhận thức người tiêu dùng trong việc phân loại và tái chế chai và lon đã qua sử dụng, xây dựng thói quen nhỏ góp phần tạo tác động to lớn để hướng tới tầm nhìn “Vì một thế giới không rác thải”, Báo Tiền Phong và Coca-Cola Việt Nam phối hợp tổ chức chương trình “Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối” tại 5 trường đại học ở TP.HCM.