Tuyển sinh Đại học 2022: Thí sinh cần làm gì để tránh "bẫy điểm sàn" dẫn đến "trượt oan"?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Năm nay, thí sinh có thời gian 4 tuần (từ ngày 22/7 đến ngày 20/8) để đăng ký, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng không giới hạn số lần. Các chuyên gia lưu ý thí sinh có mức điểm ngang hoặc cao hơn điểm sàn xét tuyển chỉ 1 - 2 điểm nếu muốn trúng tuyển đại học thì phải hết sức cẩn thận khi đăng ký nguyện vọng.

Tận dụng "thời gian vàng" đăng ký nguyện vọng

Đưa ra lời khuyên cho thí sinh khi đăng ký nguyện vọng vào đại học, TS Trần Mạnh Hà - Trưởng phòng Đào tạo Học viện Ngân hàng cho hay:

“Quy chế tuyển sinh năm nay được cho là rất công bằng và tạo thuận lợi cho thí sinh. Do không giới hạn số lượng nguyện vọng, nên các thí sinh hãy đặt nguyện vọng 1 (cao nhất) vào ngành/ trường mà mình yêu thích và có thế mạnh nhất; xếp từ cao xuống thấp theo thứ tự ưu tiên. Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh của Bộ GD&ĐT sẽ tiến hành lọc ảo và thí sinh chỉ được trúng tuyển một nguyện vọng. Đây đang là khoảng "thời gian vàng" nên thí sinh cần hết sức tận dụng để đăng ký các nguyện vọng”.

TS Trần Mạnh Hà lưu ý thêm, theo quy chế tuyển sinh năm nay, nếu thí sinh đăng ký và trúng tuyển nguyện vọng thứ "N" bằng phương thức xét tuyển sớm vào một trường mà không trúng tuyển "N-1" nguyện vọng khác, hệ thống sẽ ghi nhận thí sinh trúng tuyển nguyện vọng "N".

Trường hợp các thí sinh trúng tuyển một số ngành ở "N-1" nguyện vọng trước đó, hệ thống sẽ xét công nhận trúng tuyển ở ngành có thứ tự ưu tiên cao nhất. Vì vậy, các thí sinh nên trân quý từng cơ hội để đỗ vào trường mình yêu thích.

TS. Trần Mạnh Hà cũng thông tin: “Năm nay, điểm học bạ THPT mà thí sinh cần để trúng tuyển vào hầu hết các ngành của Học viện Ngân hàng năm 2022 là 28,25 điểm, tức điểm chuẩn trung bình ở các môn thuộc tổ hợp xét tuyển là gần 9,5 điểm/ môn. Điều này được coi như một bước sàng lọc ban đầu để Học viện lựa chọn được những thí sinh thực sự có tố chất, khả năng để có thể theo học tại trường”.

Tuyển sinh Đại học 2022: Thí sinh cần làm gì để tránh "bẫy điểm sàn" dẫn đến "trượt oan"? ảnh 1

(Ảnh minh họa từ Internet)

Đừng nhầm lẫn điểm sàn là điểm trúng tuyển

GS.TS Nguyễn Văn Minh - Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội lưu ý thí sinh, điểm sàn là điều kiện cần chứ không phải là điều kiện đủ. Ví dụ, ngưỡng điểm sàn năm ngoái của trường Sư phạm đặt ra là 19 điểm, trong khi đó ngành tiếng Anh của trường đã lấy 28 điểm, hoặc Toán tiếng Anh lấy 27,7 điểm.

Thạc sĩ Phạm Thái Sơn - Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM chia sẻ, điểm sàn bản chất không phải điểm trúng tuyển (điểm chuẩn). Bởi vì hiện nay điểm sàn các ngành trong cùng một trường rất đa dạng với nhiều mức khác nhau. Do đó, khi đăng ký xét tuyển, thí sinh nên đăng ký theo nhóm ngành.

“Để tránh rơi vào “bẫy điểm sàn” khi có điểm thi tốt nghiệp THPT cao, thí sinh phải đặc biệt lưu ý việc đặt nguyện vọng xét tuyển của mình. Lưu ý khi thí sinh đăng ký khoảng 4 - 6 ngành thuộc cùng nhóm ngành và theo thứ tự ưu tiên:

Chọn lọc ra những trường đại học, ngành mà điểm thi của mình thấp hơn điểm chuẩn (năm trước) khoảng 1 - 2 điểm mình sẽ đặt làm nguyện vọng 1, 2;

Xem xét những trường đại học có điểm chuẩn (năm ngoái) bằng với điểm thi tốt nghiệp THPT; xem xét trường có điểm chuẩn (năm trước) thấp hơn điểm thi tốt nghiệp THPT của thí sinh. Với cách trên thì kiểu gì thí sinh cũng đậu vào ngành, trường mà mình muốn”, Thạc sĩ Phạm Thái Sơn khẳng định.

Ông Võ Ngọc Nhơn, Phó trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh trường ĐH Công nghệ TP.HCM cũng cho biết: “Thí sinh cần hết sức lưu ý, mức điểm sàn (ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào) ở khối ngành sức khỏe với sư phạm, chỉ là mức điểm nhận hồ sơ chứ không phải là điểm trúng tuyển. Không ít thí sinh đã nhầm lẫn 2 loại điểm này. Điểm chuẩn trúng tuyển các ngành khối sức khỏe ở trường tốp trên có thể cao hơn rất nhiều so với ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, có khi là 5 - 6 điểm. Hoặc các “ngành hot” ở các trường thì điểm chuẩn trúng tuyển cũng có thể cao hơn vài điểm so với điểm sàn”.

Theo PGS.TS Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT), năm nay sẽ không xảy ra tình trạng thí sinh trúng tuyển chính thức 2, 3 phương thức hay 2, 3 trường đại học khác nhau. Hiện nay, nhiều thí sinh đã biết đủ điều kiện trúng tuyển bằng xét học bạ, thi đánh giá năng lực... nhưng nếu không xác nhận bằng cách đăng ký lại nguyện vọng trên hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung, thí sinh đó coi như từ chối trúng tuyển.

Tuyển sinh Đại học 2022: Thí sinh cần làm gì để tránh "bẫy điểm sàn" dẫn đến "trượt oan"? ảnh 5

Theo Vietnamnet, Thanh Niên
MỚI - NÓNG
Có nên mở hé cửa hoặc cửa sổ khi có bão để giảm nguy cơ tốc mái, hư hại nhà cửa?
Có nên mở hé cửa hoặc cửa sổ khi có bão để giảm nguy cơ tốc mái, hư hại nhà cửa?
HHT - Trong khi bão số 3 (bão Yagi) đang đi sâu vào đất liền, trên các mạng xã hội, có một số người khuyên rằng khi có bão, nên mở hé cửa sổ hoặc để một cửa nào đó mở nhằm giảm áp suất không khí trong nhà, giúp giảm nguy cơ bị tốc mái, vỡ cửa sổ và các kiểu hư hại khác. Đây có phải là việc nên làm trong cơn bão không?

Có thể bạn quan tâm

Bí thư T.Ư Đoàn Ngô Văn Cương dự khai giảng cùng học sinh dân tộc nội trú tỉnh Hòa Bình

Bí thư T.Ư Đoàn Ngô Văn Cương dự khai giảng cùng học sinh dân tộc nội trú tỉnh Hòa Bình

Sáng 5/9, đoàn công tác T.Ư Đoàn do đồng chí Ngô Văn Cương - Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra T.Ư Đoàn làm trưởng đoàn đã tham dự Lễ khai giảng năm học mới và trao tặng nhiều phần quà ý nghĩa tại Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT Đà Bắc (huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình).