WHO: Cần hiểu đúng về “vấn nạn” hút thuốc lá

WHO: Cần hiểu đúng về “vấn nạn” hút thuốc lá
HHT - Vấn nạn thuốc lá là một trong những mối đe dọa sức khỏe cộng đồng lớn nhất mà thế giới phải đối mặt, giết chết hơn 7 triệu người mỗi năm. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra những cảnh báo về vấn nạn này.

Nguyên nhân hàng đầu của cái chết, bệnh tật và sự nghèo khó

WHO: Cần hiểu đúng về “vấn nạn” hút thuốc lá ảnh 1

Hơn 6 triệu người chết do sử dụng thuốc lá trực tiếp, trong khi khoảng 890.000 người chết là kết quả của việc tiếp xúc với khói thuốc lá, hay hút thuốc lá thụ động.

Theo thống kê, khoảng 80% trong tổng số 1,1 tỉ người hút thuốc trên toàn thế giới sống ở các nước có mức thu nhập thấp và trung bình – cũng là nơi gánh nặng bệnh tật và tử vong liên quan đến thuốc lá cao nhất.

Người sử dụng thuốc lá chết sớm làm ảnh hưởng tới thu nhập của gia đình, tăng chi phí chăm sóc sức khỏe và cản trở phát triển kinh tế.

Ở một số nước, trẻ em nghèo thường xuyên được sử dụng làm nhân công trồng cây thuốc lá, nhằm phụ giúp gia đình. Những trẻ em này đặc biệt dễ mắc bệnh “thuốc lá xanh”, gây ra bởi nicotine được hấp thụ qua da từ việc xử lý lá cây thuốc lá ướt.

Khói thuốc lá thụ động

Tiếp xúc với khói thuốc lá một cách thụ động cũng có thể gây chết người. Hút thuốc thụ động là tình trạng khói thuốc xuất hiện trong các nhà hàng, công sở, hay các khoảng không gian kín khác khi người ta sử dụng các sản phẩm thuốc lá như: xì gà, tẩu thuốc… Khói thuốc lá có hơn 4000 chất hóa học, trong đó giới khoa học đã xác định được có ít nhất 250 chất có hại cho sức khỏe và hơn 50 chất gây ung thư.

Không có mức độ tiếp xúc an toàn với khói thuốc lá thụ động

Không có mức độ an toàn nào khi tiếp xúc với khói thuốc lá thụ động. Ở người lớn, hút thuốc thụ động gây ra các bệnh nguy hiểm về tim mạch và hô hấp, bao gồm cả bệnh tim mạch vành và ung thư phổi. Trong khi đó, ở trẻ sơ sinh, hút thuốc thụ động có thể gây đột tử. Với phụ nữ mang thai, nó gây ra tình trạng nhẹ cân ở trẻ khi sinh. Gần một nửa số trẻ em thường xuyên phải hít thở không khí bị ô nhiễm bởi khói thuốc lá ở những nơi công cộng.

Thống kê hồi năm 2004 cho thấy, trẻ em chiếm 28% số ca tử vong do khói thuốc thụ động.

Giúp đỡ người nghiện thuốc lá

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, rất ít người hiểu được những rủi ro về sức khỏe của việc sử dụng thuốc lá. Ví dụ, một cuộc khảo sát được tiến hành năm 2009 ở Trung Quốc cho thấy, chỉ có 38% người hút thuốc biết rằng hút thuốc lá gây ra bệnh tim mạch vành, 27% số người biết rằng nó gây đột quỵ.

Những người hút thuốc nhận thức được sự nguy hiểm của thuốc lá, hầu hết đều muốn bỏ thuốc lá. Tư vấn và sử dụng thuốc có thể tăng gấp đôi khả năng giúp một người nghiện thuốc lá cai nghiện thành công.

Cảnh báo về tác hại của thuốc lá

WHO: Cần hiểu đúng về “vấn nạn” hút thuốc lá ảnh 2

Vì những tác hại quá khủng khiếp của thuốc lá, nhiều chiến dịch tuyên truyền chống thuốc lá bằng hình ảnh đã xuất hiện trên khắp thế giới.

Những cảnh báo thông qua hình ảnh có thể thuyết phục người hút thuốc lá quan tâm tới việc bảo vệ sức khỏe của người không hút thuốc bằng cách hút thuốc ít hơn và tránh hút thuốc gần trẻ em.

Các nghiên cứu được tiến hành, sau khi thực hiện các chiến dịch tuyên truyền về tác hại của thuốc lá bằng hình ảnh ở Brazil, Canada, Singapore và Thái Lan cho thấy, cảnh báo bằng hình ảnh giúp cải thiện đáng kể nhận thức của người dân về tác hại của thuốc lá.

Cụ thể, tại Brazil, 2/3 số người hút thuốc cho biết, các cảnh báo sức khỏe làm họ muốn bỏ thuốc. Tại Canada, gần một nửa số người hút thuốc (44%) nói rằng, các cảnh báo sức khỏe đã làm tăng động lực bỏ thuốc của họ. Tại Singapore, hơn một phần tư số người hút thuốc (28%) đã hút ít thuốc hơn nhờ những cảnh báo sức khỏe, 71% nói rằng họ biết nhiều hơn về những ảnh hưởng tới sức khỏe của việc hút thuốc…

78 quốc gia, chiếm 47% dân số thế giới đã tiến hành các chiến dịch tuyên truyền khác nhau, bao gồm cảnh báo bằng ngôn ngữ địa phương, trong khi hình ảnh cảnh báo sức khỏe phải chiếm 50% diện tích ở phía trên của mỗi mặt chính trước và mặt chính sau trên bao, tút, hộp thuốc lá. Nội dung cảnh báo được thay đổi định kỳ 2 năm/lần nhằm hạn chế tình trạng hình ảnh cảnh báo bị nhàm chán và không còn tác dụng.

Cấm quảng cáo thuốc lá

Lệnh cấm quảng cáo, quảng bá và tài trợ thuốc lá có thể làm giảm lượng tiêu thụ thuốc lá.

Một lệnh cấm toàn diện về tất cả quảng cáo, khuyến mãi và tài trợ thuốc lá có thể làm giảm mức tiêu thụ thuốc lá trung bình khoảng 7%. Ở một số quốc gia, còn số này là 16%.

Được biết, chỉ có 37 quốc gia, chiếm 15% dân số thế giới đã cấm hoàn toàn tất cả các hình thức quảng cáo và tài trợ thuốc lá.

Đề xuất tăng thuế thuốc lá

Thuế thuốc lá là hình thức hiệu quả nhất để giảm thiểu việc sử dụng thuốc lá, đặc biệt là đối với những người trẻ tuổi và người nghèo.

Mức tăng thuế khiến giá thuốc lá tăng khoảng 10%.

Theo WHO
MỚI - NÓNG
Hành trình ‘Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông’ hội quân, dâng hương tưởng nhớ các Anh hùng liệt sĩ
Hành trình ‘Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông’ hội quân, dâng hương tưởng nhớ các Anh hùng liệt sĩ
HHT - Chiều 26/4, tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia A1 (thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) T.Ư Đoàn, T.Ư Hội LHTN Việt Nam, T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam, Hội đồng Đội T.Ư tổ chức Lễ hội quân Hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông” và dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hi sinh trên chiến trường Điện Biên năm xưa.
Con trai Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói chuyện với thiếu nhi về Chiến thắng Điện Biên Phủ
Con trai Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói chuyện với thiếu nhi về Chiến thắng Điện Biên Phủ
HHT - Tại khu Di tích Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, xã Mường Phăng, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, 200 thiếu nhi tiêu biểu toàn quốc được nghe bác Võ Điện Biên - con trai Đại tướng Võ Nguyên Giáp chia sẻ những câu chuyện lịch sử, ý nghĩa, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".

Có thể bạn quan tâm