Bạn có biết làm cách nào để nói lời từ chối một cách "hiệu quả" chưa?

Bạn có biết làm cách nào để nói lời từ chối một cách "hiệu quả" chưa?
HHT - Đôi khi bạn nhận được một lời đề nghị, muốn từ chối nhưng lại không biết nói thế nào. Thẳng thắn thì sợ mất lòng, gật đầu thì đi ngược với ý muốn của bản thân. Những mẹo dưới đây sẽ giúp bạn nói lời từ chối một cách hiệu quả.

Cố gắng hiểu mục đích 

Bạn có biết làm cách nào để nói lời từ chối một cách "hiệu quả" chưa? ảnh 1
Nói "không" với đúng người, đúng việc.

Khi bước chân vào giảng đường đại học, ngoài cách học mới, môi trường mới, các bạn sinh viên còn đối mặt với những người bạn mới. Và tất nhiên sẽ có vô vàn tình huống xảy ra trong lớp học, ở kí túc xá hay nhà trọ của bạn.

Vậy thì trước khi xây dựng mối quan hệ với người khác, bạn nên hiểu điều gì là quan trọng và điều gì thì không. Hãy biết rằng có một số đối tượng bạn nên dành nhiều sự chú ý, và một số thì không. Đừng quan tâm dàn trải, bởi bạn 'đầu tư' đúng sẽ cho "lợi nhuận" đúng. Có những người thật sự tốt, thật sự cần nên nhận được sự giúp đỡ. Và có những người lười biếng, thích đùn đẩy việc thì giúp họ là... tội ác đấy nhé!  

Đưa ra giải pháp

Đôi khi người nhờ vả chẳng qua... lười làm bài tập mà thôi. Họ hỏi bạn để... đỡ phải nghĩ cách giải quyết. Trong trường hợp này, hãy từ chối bằng cách gợi ý một phương án. Bạn vẫn là người hữu dụng mà lại không phải "động tay động chân".

Bạn có biết làm cách nào để nói lời từ chối một cách "hiệu quả" chưa? ảnh 2
Đưa ra giải pháp là một cách từ chối khéo léo.

Thể hiện sự thông cảm

Chẳng hạn có một lời đề nghị giúp dọn dẹp nhà cửa, đúng lúc bạn đang có một mớ bài tập. Hãy tỏ ra thông cảm "Dọn dẹp nhà cửa rất mệt và lặt vặt đúng không?" trước khi đưa ra lời từ chối "Nhưng xin lỗi, tớ lại vướng việc bận mất rồi". Dù không thể giúp đỡ nhưng sự thông cảm của bạn sẽ khiến họ cảm thấy tốt hơn và câu từ chối cũng trở nên dễ chấp nhận.

Cũng đừng lo lắng việc từ chối sẽ khiến người khác ghét bạn. Bạn nên kiên quyết nói 'Không' bởi người khác sẽ hiểu bạn thực sự không thể giúp đỡ.

Vượt qua cảm giác tội lỗi

Chúng ta thường ngại từ chối vì sợ đánh mất cơ hội thú vị hoặc cả nể với bạn bè. Bạn nên luyện tập bỏ qua cảm giác này. Bởi việc từ chối là đúng đắn hoặc cần thiết cho bản thân bạn. Nếu vì giúp đỡ họ mà bạn lỡ một việc quan trọng, thì chẳng phải bạn đang đối xử không tốt với chính mình đó ư? 

Bạn có biết làm cách nào để nói lời từ chối một cách "hiệu quả" chưa? ảnh 3
Chúng ta thường thấy có lỗi khi phải từ chối.

Giải thích lý do

Hãy tìm một lý do nào đấy hợp lý và chia sẻ thẳng thắn với bạn mình để từ chối lời đề nghị. Bạn không nên đưa ra lời giải thích dài và chi tiết, chỉ cần nói về hoàn cảnh tại sao bạn từ chối giúp đỡ. Có thể bạn đang vội vã, quá mệt mỏi, hoặc vì một số lý do khác.

Thêm lời khen vào câu từ chối

Tương tự như cách thêm lời thông cảm, bạn có thể thêm một câu khen ngợi để lời từ chối uyển chuyển, dễ nghe hơn. Ví dụ khi ai đó nhờ vả, bạn có thể nói thêm, "Thật vui vì cậu nhớ tới mình", hoặc đơn giản là "Chúc may mắn nhé!" sẽ khiến cuộc trò chuyện bớt căng thẳng.

Bạn có biết làm cách nào để nói lời từ chối một cách "hiệu quả" chưa? ảnh 4
Nói "không" khi cần thiết.

Luyện tập nói "Không"

Kỹ năng sẽ mãi là lý thuyết nếu bạn không luyện tập. Lựa chọn những tình huống đơn giản để tập nói "Không" sẽ giúp bạn tự tin hơn khi mở lời trong tương lai.

Kiên quyết khi bị nài nỉ

Một số người sẽ không muốn bỏ cuộc khi chưa có được sự đồng ý. Họ sẽ nài nỉ hoặc tìm ra phương án mới để buộc bạn phải giúp. Tình huống này thông thường xảy ra với người thân. Bạn nên kiên định với câu trả lời của mình, tránh cả nể gật đầu rồi... hối hận.

Không kéo dài thời gian trả lời

Ỡm ờ chỉ càng khiến câu từ chối của bạn trở nên khó thốt ra hơn mà thôi. Từ chối thẳng thừng, rõ ràng sẽ lịch sự hơn nhiều việc bạn nói "sẽ xem xét", "có thể"... Đôi khi họ lại hiểu nhầm ý bạn là đồng ý đó.

Bạn có biết làm cách nào để nói lời từ chối một cách "hiệu quả" chưa? ảnh 5
Lưỡng lự sẽ khiến lời từ chối khó thốt ra hơn.

Từ chối một lời đề nghị không phải là việc dễ làm, bởi chúng ta có nhiều sự phụ thuộc lẫn nhau. Nhưng hãy để tâm tới việc bản thân muốn gì để cân nhắc đồng ý giúp đỡ. Nếu việc bạn làm không tổn hại tới ai, không khiến bản thân bạn trở nên tiêu cực, thì bạn có thể cân nhắc đồng ý chúng. Ngược lại, hãy biết nói "không" đúng lúc, bạn nhé!

Theo Brightside
MỚI - NÓNG
Khơi gợi cảm hứng viết văn với "Con Đường Văn Sĩ" của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng
Khơi gợi cảm hứng viết văn với "Con Đường Văn Sĩ" của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng
HHT - Có một điều thú vị ở nhà văn Nguyễn Huy Tưởng mà những người yêu viết láchcó thể học hỏi, chính là việc ông rất chăm viết nhật ký. Bằng việc suy tư và chăm ghi chép lại những điều diễn ra xung quanh mình, Nguyễn Huy Tưởng dần tìm ra những quan niệm về nhân sinh, để đưa vào các tác phẩm do ông sáng tác. 

Có thể bạn quan tâm