Bạn đang "nhăm nhe" nghề Sư phạm, hãy chuẩn bị tinh thần vì giáo viên tương lai phải cực "chất"

Bạn đang "nhăm nhe" nghề Sư phạm, hãy chuẩn bị tinh thần vì giáo viên tương lai phải cực "chất"
HHT - Chuyện dạy theo giáo án, chấm điểm theo ba-rem đã xưa như Trái Đất. Teen nào đang “nhăm nhe” nghề Sư phạm, hãy chuẩn bị tinh thần vì trong tương lai, giáo viên không còn là nghề “gõ đầu trẻ”!

Kiến thức có thể quên nhưng ngọn lửa truyền đi không bao giờ tắt

Khi một cú click chuột có thể cho ra toàn bộ giáo trình 12 năm học, và những bài giảng đều được “online hóa”, thì người đứng lớp không còn là người cung cấp kiến thức, mà phải là người-truyền-lửa. Việc lên lớp vì thế cũng sẽ dễ khiến học sinh “đổ sạp” trên bàn, chán nản, và dễ “bật lại” thầy cô. Thế nên, cô Đoàn Thị Hải Lý (Tổ trưởng tổ Văn trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM) hay kể chuyện nhà, chuyện thời bé của các nhà văn đan xen trong tiết học, rồi cô giải thích những cụm từ lạ, những điển tích, điển cố trong bài để thấy môn Văn thật màu sắc! Kiến thức không phải là thứ cốt yếu, vì học sinh có thể tìm thấy chúng ở bất cứ đâu: Báo chí, sách vở, mạng Internet… Nhưng niềm đam mê với môn học, những kinh nghiệm của người đi trước, đó là những thứ các bạn học sinh muốn nghe!

Bạn đang "nhăm nhe" nghề Sư phạm, hãy chuẩn bị tinh thần vì giáo viên tương lai phải cực "chất" ảnh 1

Saga Briggs, tác giả tại InformED (trang web chuyên bàn về các ý tưởng giáo dục) đã đưa ra 15 cách vui nhộn khiến tâm trạng học sinh được “kích hoạt”. Trong đó có những “chiêu” như đưa những điều gây tò mò vào bài giảng; “lan tỏa tình yêu” đến học sinh bằng cách chia sẻ đam mê; “chọc” cho học sinh tranh biện để làm sáng tỏ vấn đề thay vì chỉ truyền đạt kiến thức một chiều; đóng giả làm học sinh (ngồi ở bàn dưới) và cho học sinh lên giảng bài như một giáo viên thực thụ - và dĩ nhiên là không được cướp lời hay “dạy” cho “người thầy” đang ở trên bảng; và đừng quan trọng hóa môn học của mình, hãy cho học sinh quyền lựa chọn sở thích và tự cân bằng cuộc sống.

Vứt bỏ “giáo mác” để cầm “kiếm ánh sáng”

Những cách dạy “xưa như Trái Đất” không cuốn hút nổi học sinh đâu, bỏ túi ngay cẩm nang thu phục “đội quân ngang bướng” nào!

Môn Văn 

Lớp học “một chín thời đó”: Học thuộc làu làu dẫn chứng, dàn bài chung để chép như một cỗ máy à không thu nạp nổi lưu lượng kiến thức khổng lồ.

Lớp học 2017: Chung Thanh Huyền (Giáo viên Văn trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa TP.HCM) thường xuyên cho lớp đóng kịch, múa hát. Thậm chí, các bạn học sinh của cô còn cosplay thành nhân vật văn học rồi catwalk ngay trên đường. Cô nói bạn nào đóng kịch trên phố và nhận được lời khen ngợi của người đi bộ thì nghĩa là hiểu bài rồi đấy!

Bạn đang "nhăm nhe" nghề Sư phạm, hãy chuẩn bị tinh thần vì giáo viên tương lai phải cực "chất" ảnh 2

Môn Toán

Lớp học "một chín thời đó": Công thức + bài tập = 10 điểm. Quên công thức + lười làm bài tập = trứng ngỗng.

Lớp học 2017: Để tính được bài Toán đạo hàm thì cô Phương Thảo (nghiên cứu sinh ĐH Ngoại Thương) đã thị phạm lớp 12CV trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa bằng cách biến nó thành bài Toán xác suất thống kê tính phần trăm ngẫu nhiên gặp được gà bông trong ngày Chủ Nhật.

Môn Sinh học

Lớp học "một chín thời đó": Vẽ, vẽ, vẽ hạt đậu, học, học, học các cơ quan rồi trả bài! Vẽ nhầm hình hạt ngô qua đề bài hạt đậu trong giấy thi = Zero!

Lớp học 2017: Trong bài học “Kích thích sáng tạo với bài học về hệ cơ” của cô Trần Thúy Hằng, các bạn được làm mô hình cơ tay làm từ giấy bìa cứng và bong bóng, để hiểu vì sao tay chúng ta có thể cử động được, và cố gắng điều khiển mô hình đó để đua nhau gắp banh lấy điểm.

Bạn đang "nhăm nhe" nghề Sư phạm, hãy chuẩn bị tinh thần vì giáo viên tương lai phải cực "chất" ảnh 3

Dạy học sinh như tâm sự cùng một người bạn

Mục tiêu giáo dục thời hiện đại là phát triển tập trung thế mạnh của cá nhân, trang bị những kỹ năng sống để các bạn trở thành công dân toàn cầu, chứ không phải học hết tất cả và cầu toàn hoàn hảo. Vì lẽ đó, giáo viên phải tìm ra được điểm mạnh, điểm yếu, niềm đam mê và khó khăn của các bạn trẻ để khai thác được hết tiềm năng của thế hệ mới. Vậy, giáo viên luôn phải là người bạn đồng hành, tâm sự cùng học sinh. Tâm lý học ứng dụng là một môn mà giáo viên nào cũng cần phải học. Nhưng theo thầy Lê Trần Hoàng Duy, giảng viên ĐH Hoa Sen (TP.HCM), tâm lý học ứng dụng ở Việt Nam chưa được quan tâm đúng mức. Chúng ta cho rằng tâm lý chỉ dành cho những ai muốn làm chuyên viên tư vấn tâm lý, nhưng thực tế tâm lý học ứng dụng lại dành cho mọi người, vì ai cũng cần hiểu bản thân và hiểu về người khác, nhất là những ngành tương tác với con người nhiều như Sư phạm. Học tâm lý rồi, bạn sẽ biết vì sao học sinh lại bướng, vì sao học sinh ngủ trong khi bạn thấy mình giảng rất hay, và làm cách nào để khiến học trò nói ra suy nghĩ thật của mình.

Bạn đang "nhăm nhe" nghề Sư phạm, hãy chuẩn bị tinh thần vì giáo viên tương lai phải cực "chất" ảnh 4

Như Ý (giáo viên Toán trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa) chia sẻ, nếu muốn là một hot teacher, bạn nên “quậy” thời học sinh một chút. Vì như thế bạn sẽ hiểu vì sao có những lúc học trò lại làm cho bạn “phát điên” lên, và bạn sẽ có cách hiệu quả để “trị” chúng. Thay vì chì chiết học sinh không làm bài tập, hãy tìm hiểu xem tại sao em í bỏ bê việc học, bạn học sinh đó có thực sự hứng thú với môn này không, có thể giảm bớt phần nâng cao nào trong môn này để tập trung phát triển những điểm mạnh nhất của bạn học sinh đó không. Giáo viên đứng lớp giống “làm dâu trăm họ”, vậy nên bạn càng phải có con mắt nhìn đa chiều, tổng quát để cảm thông và khai thác hết những thế mạnh của “đội quân ngang bướng”.

Tư tưởng “cãi thầy núi đè” sẽ càng đẩy xa thầy cô ra khỏi học sinh. Hãy là người bạn chia sẻ, thế là mọi khó khăn bỗng chốc thu bé lại chỉ bằng một hạt cát! Vì ai cũng thích kể chuyện, đồng hành và cố gắng cùng bạn bè chứ không phải một người già khó tính hay cằn nhằn đúng không nào!

HY DI - NHO KHOA 

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?

Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?

HHT - Nắng nóng sẽ diễn ra tại hầu hết các địa phương trên cả nước trong dịp nghỉ lễ, nếu có kế hoạch du lịch, vui chơi ngoài trời cần chú ý bảo vệ sức khỏe, tăng cường chống nắng tránh nguy cơ say nóng, đột quỵ. Thế nhưng liệu Hà Nội có nóng tới tận 41 độ C như dự báo của các ứng dụng thời tiết?
Hoa hậu H’Hen Niê đồng hành cùng các hoạt động hướng đến người dân gặp khó khăn

Hoa hậu H’Hen Niê đồng hành cùng các hoạt động hướng đến người dân gặp khó khăn

HHT - Hoa hậu H'Hen Niê vừa có chuyến công tác tại tỉnh Điện Biên, hưởng ứng "Tháng Nhân đạo năm 2024 cấp Quốc gia", đồng hành cùng Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam trong chuỗi hoạt động “Hành trình nhân đạo, trao nhận yêu thương” hướng đến trẻ em, phụ nữ, người dân gặp khó khăn tại Điện Biên.