Bếp ăn bán trú một trường THPT phải tạm dừng sau khi có 6 học sinh bị đau bụng

HHT - Trường THPT Lê Quý Đôn (Quận 3, TP.HCM) phải tạm dừng ăn bán trú kể từ hôm nay (14/10), theo đề nghị của Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế.

Trước đó, UBND quận 3 (TP.HCM) đã có báo cáo nhanh về các trường hợp rối loạn tiêu hóa tại trường THPT Lê Quý Đôn ngày 10/10, trong đó có 6 học sinh nghi ngộ độc sau khi ăn bún gạo xào. Cụ thể có tổng cộng 1.393 suất ăn, có 1.348 suất bún gạo xào nem nướng, thịt nướng, canh hẹ, 26 suất thức ăn chay, 19 suất cháo.

Các suất ăn này được cung cấp bởi Công ty TNHH TM-DV Ngọc Huệ, địa chỉ 178/14 Cô Giang, phường Cô Giang, quận 1. Cơ sở này có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cấp.

Sau 2 tiếng 30 phút ăn trưa thì xuất hiện 6/1.348 trường hợp cùng ăn bún gạo xào có triệu chứng đau bụng, nôn ói. Trong đó, có một học sinh đau bụng nghỉ tại phòng y tế, sau đó về nhà, còn lại 5 học sinh được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn điều trị lúc 15h ngày 10/10 và đã xuất viện lúc 19h cùng ngày.

Bếp ăn bán trú một trường THPT phải tạm dừng sau khi có 6 học sinh bị đau bụng ảnh 1
Trường THPT Lê Quý Đôn (Quận 3, TP.HCM) - nơi xảy ra vụ việc.

Mới đây, một đại diện Sở GD&ĐT TP.HCM thông tin, Trường THPT Lê Quý Đôn tạm dừng ăn bán trú kể từ hôm nay (14/10), theo đề nghị của Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế. Lý do tạm ngừng hoạt động căng tin của trường cho đến khi có kết luận của cơ quan chức năng về trường hợp 6 học sinh bị đau bụng, nôn ói, nhập viện tuần trước.

Trong thời gian này, đơn vị cung cấp suất ăn bán trú cũng tạm ngưng phục vụ. Phụ huynh, học sinh tự chủ động việc ăn trưa. Phụ huynh có thể đón con về hoặc chuẩn bị cơm trưa cho con mang theo.

Để thuận tiện hơn cho việc đưa đón và nghỉ trưa, nhà trường lùi giờ tập trung học buổi chiều 15 phút. Phụ huynh đón học sinh lúc 11h30' và đưa con trở lại trường trước 13h30'.

Bếp ăn bán trú một trường THPT phải tạm dừng sau khi có 6 học sinh bị đau bụng ảnh 5
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Từ năm học này sẽ không còn danh hiệu Học sinh Tiên tiến, xếp loại thay đổi thế nào?

Từ năm học này sẽ không còn danh hiệu Học sinh Tiên tiến, xếp loại thay đổi thế nào?

HHT - Những năm học trước, các trường dạy cả Chương trình giáo dục phổ thông 2006 và Chương trình 2018 thì việc xếp loại còn lẫn lộn ở các mức: Giỏi, Trung bình, Yếu, Kém. Nhưng bắt đầu từ năm học này, Chương trình GDPT 2018 đã áp dụng đồng loạt ở các khối lớp. Vì thế, tên gọi trong xếp loại học lực học sinh cũng thay đổi để đồng nhất.