Bộ GD&ĐT sẽ điều chỉnh xét tuyển ĐH 1 lần sau hai đợt thi, đảm bảo công bằng cho thí sinh

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Ngày 7/7, Bộ GD&ĐT đã có công văn gửi các trường Đại học, Cao đẳng ngành giáo dục mầm non về việc điều chỉnh công tác tuyển sinh để phù hợp với kế hoạch thi Tốt nghiệp THPT.

Trước đó, Vụ Giáo dục Đại học đã đề xuất tuyển sinh một lần sau hai đợt thi với lãnh đạo Bộ GD&ĐT. Điều này nhằm đảm bảo quyền lợi cho thí sinh, đặc biệt những em diện F0, F1, F2 hoặc đang bị cách ly, phong tỏa, không thể tham gia thi tốt nghiệp THPT đợt 1; đồng thời giúp các trường đại học không phải tính toán để dành chỉ tiêu xét tuyển cho thí sinh thi đợt 2.

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tổng số thí sinh cả nước đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm nay là hơn 1.021.000, nhiều hơn năm trước hơn 100.000. Trong đó, số vừa xét tốt nghiệp, vừa xét tuyển đại học gần 759.000. Chỉ tiêu tuyển sinh dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT chiếm khoảng 55% và xét tuyển bằng hình thức khác chiếm 45%.

Mới đây, Bộ GD&ĐT đề nghị các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng tuyển sinh ngành Giáo dục Mầm non nâng cao tinh thần trách nhiệm, cùng chia sẻ, phối hợp để tổ chức Kỳ thi, xét tuyển an toàn, nghiêm túc, sẵn sàng điều chỉnh và thực hiện công tác tuyển sinh phù hợp với kế hoạch thi tốt nghiệp THPT trong bối cảnh dịch COVID-19 hiện nay, đảm bảo công bằng, khách quan và đảm bảo quyền lợi của thí sinh; đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án xét tuyển sử dụng kết quả Kỳ thi phù hợp với tình hình diễn biến của dịch bệnh tại các địa phương.

Bộ GD&ĐT sẽ điều chỉnh xét tuyển ĐH 1 lần sau hai đợt thi, đảm bảo công bằng cho thí sinh ảnh 1

(Ảnh minh hoạ: TPO)

Theo đó, đối với các thí sinh đăng ký xét tuyển bằng các phương thức không sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT, căn cứ kế hoạch tuyển sinh của trường và hồ sơ của thí sinh đăng ký xét tuyển, các trường công bố công khai điều kiện trúng tuyển vào trường theo các phương thức này để thí sinh nhập học khi được công nhận tốt nghiệp THPT, nhằm đảm bảo quyền lợi cho các thí sinh chưa tham dự Kỳ thi trong các ngày 7-8/7/2021 do COVID-19 nêu trên.

Các trường có tổ chức kiểm tra năng khiếu hoặc thi tuyển sinh riêng, phải căn cứ tình hình diễn biến của dịch COVID-19 xem xét điều chỉnh kế hoạch tuyển sinh cho phù hợp, đảm bảo thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế và Bộ GD&ĐT.

Về công tác xét tuyển đại học, xét tuyển cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non đối với các thí sinh sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT: Bộ GD&ĐT sẽ điều chỉnh lịch xét tuyển đã dự kiến tại Công văn số 1444/BGDĐT-GDĐH để có thể xét tuyển chung từ kết quả của cả 2 đợt thi, như đã thực hiện năm 2020.

Trong trường hợp vì lý do bất khả kháng mà Kỳ thi đợt 2 được tổ chức muộn hơn nhiều, dẫn tới không thể tổ chức xét tuyển chung với thí sinh đã tham dự Kỳ thi đợt 1, Bộ GD&ĐT sẽ có văn bản hướng dẫn kịp thời, đảm bảo tốt nhất quyền lợi của thí sinh, đồng thời không ảnh hưởng lớn tới kế hoạch năm học của các trường.

Bộ GD&ĐT sẽ điều chỉnh xét tuyển ĐH 1 lần sau hai đợt thi, đảm bảo công bằng cho thí sinh ảnh 5
MỚI - NÓNG
5 lý do phải đọc cuốn sách truyền cảm hứng Đến New Zealand đón bình minh mới
5 lý do phải đọc cuốn sách truyền cảm hứng Đến New Zealand đón bình minh mới
HHT - Trong thời gian gần đây, New Zealand dần trở thành điểm đến du lịch, du học, định cư hấp dẫn bởi vô vàn yếu tố, từ môi trường sống đến các phúc lợi xã hội và chính sách hỗ trợ. Mời bạn cùng bước lên hành trình khám phá mọi ngóc ngách về giáo dục, cơ hội việc làm và lối sống tại đảo quốc Kiwi này.

Có thể bạn quan tâm

5 cụm từ nên tránh trong bài thi Viết IELTS vì bị người chấm thi coi là thừa thãi

5 cụm từ nên tránh trong bài thi Viết IELTS vì bị người chấm thi coi là thừa thãi

HHT - Trong bài thi Viết IELTS, có những bạn khi luyện thi sẽ được cho một “set” những câu/cụm từ thông dụng để viết khỏi sợ sai. Tuy nhiên, những giảng viên có kinh nghiệm khuyên bạn không nên dùng 5 câu/cụm từ này trong Writing Task 2 do chúng hoặc là đang bị dùng quá nhiều, hoặc là bị người chấm thi coi là “thừa thãi”. Bởi vì người chấm thi cũng biết những câu nào là thí sinh học thuộc để viết vào, có thể không hề tương đồng với năng lực mà thí sinh thể hiện trong toàn bộ bài thi.