Bỏ túi "bí kíp" giúp bạn trở thành một công dân hạnh phúc trong thời đại của tâm lý số đông

Bỏ túi "bí kíp" giúp bạn trở thành một công dân hạnh phúc trong thời đại của tâm lý số đông
HHT - Thời đại 4.0 đặt chúng ta trong sự phát triển liên tục của thông tin và chi phối những cảm nhận mang giá trị cảm tính. Vậy liệu có lúc nào bạn tin mình đã đủ tỉnh để “mắc bẫy” truyền thông một cách thông minh?

Trận đồ Social 4.0: Chúng ta thực sự là ai?

Nếu gọi mạng xã hội là một vương quốc, đây chắc hẳn sẽ là quốc gia đông dân nhất nhì trên thế giới. Riêng ở Việt Nam đã có hơn 35 triệu tài khoản Facebook. Và cũng chính từ Facebook mà khái niệm cộng đồng mạng bùng nổ mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Đồng thời đây cũng là nhóm tiểu văn hóa có sức ảnh hưởng lớn nhất dẫn đến hình thành tâm lý đám đông. Theo Philip Kotler: “Công dân mạng là những người tác động mạnh nhất đến mức độ cảm tình dành cho thương hiệu”.

Bỏ túi "bí kíp" giúp bạn trở thành một công dân hạnh phúc trong thời đại của tâm lý số đông ảnh 1

Tuy nhiên, trong "tiểu vương quốc Social", mỗi công dân lại mang một cá thể khác nhau chứ không có chân dung chung chung. Trong cuộc khảo sát “ID” của những cư dân mạng, nhiều chuyên gia tâm lý tin rằng công dân mạng ở thời kì 4.0 đã dịch chuyển đến mức cao nhất trong tháp nhu cầu Maslow: Muốn được biểu đạt chính kiến của mình. Bởi vì họ tin từ góc độ của mình mà lên tiếng sẽ góp phần tạo nên xã hội tốt đẹp. Vô hình chung, dưới tiếng nói được “trợ lực” bằng các công cụ social, hiệu ứng lan truyền thông tin được đẩy đi nhanh hơn bao giờ hết.

Chúng ta đã được kiểm chứng lý thuyết này bằng "cơn bão" mua sắm của ngày-thứ-Sáu-đen-tối. Các nhãn hàng "tổng lực" giảm giá, tuyên truyền trên mạng xã hội. Và a-lê-hấp, chúng ta có những "tín hiệu" của các tín đồ "shopholics" (cuồng mua sắm) được gửi đi trên các trang Facebook.

Bỏ túi "bí kíp" giúp bạn trở thành một công dân hạnh phúc trong thời đại của tâm lý số đông ảnh 2
Khi được mang xã hội phát động, chúng ta có ngay một đám đông.

Đơn cử như câu chuyện đến từ chiếc xe-trà-sữa-trân-châu-đường-nâu-không-tên đường Trần Hưng Đạo (TP.HCM) đã thu hút hàng trăm bạn trẻ đến xếp hàng. Được biết, trước khi các food-blogger “ghé thăm” và những bài báo đề cập, hàng trà sữa này khá vắng vẻ. Nhiều người đến vì ­­thấy giới trẻ liên tục cập nhật hình ảnh về quán này trên mạng xã hội, các hashtag cùng những bình luận càng kích thích mọi người đến mua để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến cơn sốt của xe-trà-sữa-không-tên. Bạn Ngọc Hương (TP.HCM): “Mình thấy mọi người xếp hàng khá đông. Mình cũng tranh thủ đến xếp hàng mua thử vì thực sự tò mò trước độ hot của nó”.

Bỏ túi "bí kíp" giúp bạn trở thành một công dân hạnh phúc trong thời đại của tâm lý số đông ảnh 4

Hoặc để dễ hình dung chúng ta có thể “lật lại kí ức” về câu chuyện: “Để chung hay để riêng 4 ly trà sữa” được admin trang Fanpage kinh tế chia sẻ đã “châm ngòi” cho cuộc chiến trên mạng xã hội khi ai cũng muốn đóng góp quan điểm của mình. Chỉ sau vài giờ, từ câu chuyện bán hàng đơn thuần đã nổ ra cuộc tranh luận thu hút gần 1,2 ngàn lượt chia sẻ, gần 2 ngàn lượt bình luận.

Bỏ túi "bí kíp" giúp bạn trở thành một công dân hạnh phúc trong thời đại của tâm lý số đông ảnh 5

Những điều trên đã chứng minh rằng: Chúng ta dễ bị hút vào những cuộc chiến ngôn từ trên mạng xã hộ. Là công kích hay là bảo vệ thì ai cũng thấy mình có trách nhiệm lên tiếng để truy vấn đến tận cùng của vấn đề. Chúng ta - những tập hợp người đứng giữa thời đại thông tin số thường tập trung nhiều vào các giá trị cảm tính hơn là giá trị lý tính lại dễ bị tác động bởi hiệu ứng đám đông, có chỉ số hạnh phúc dao động theo từng giây và trở nên vô cùng nhạy cảm.

Các cụm từ: “Cư dân mạng phát sốt”, “cư dân mạng dậy sóng” hay “cư dân mạng phẫn nộ” trở thành những dòng tít phổ biến nhất trên khắp các trang tin tức online. Cư dân mạng với nhiều người là nhóm tiểu văn hóa với đồ thị cảm xúc biến thiên từ niềm vui sang giận dữ chỉ bằng một cú vuốt trên Newfeed.

Trở thành một công dân hạnh phúc có đơn giản?

“Liệu hưởng ứng của những người trên mạng xã hội có thật hay không? Liệu trong những câu chuyện đám đông xếp hàng ở xe trà sữa, các cửa hiệu trong ngày đầu khai trương, người ta được thuê hay là tự nguyện? Những điều mang tính đào sâu đó có cần thiết để hỏi không? Hay chính chúng ta đang cố tạo nên sự phán xét” – là điều được anh Sơn Lê, Influencer Marketing Manager của AnyMind Group đặt ra trước những hiệu ứng lan toả từ đám đông. Trong những chia sẻ thẳng thắn của mình, anh Sơn Lê tin rằng mỗi sản phẩm, chiến dịch hay trào lưu ra đời đều có những kế hoạch “đánh insight” ở đằng sau.

Đơn cử như câu chuyện của Milo Ovaltine với cuộc đại chiến đến từ những “nhà vô địch”. Khởi nguồn từ slogan: “Chẳng cần vô địch, chỉ cần con thích” trên tấm pa-nô đơn thuần đã “kích lửa” cho cuộc chiến #teamxanh - #teamđỏ trên “trận địa” truyền thông. Sự cạnh tranh về thương hiệu được mở rộng đường biên sang những màn “giao đấu” trên bàn phím. Người tham gia không còn là những ai quan tâm đến thương hiệu mà còn có sự góp mặt của công dân mạng khi chính slogan đó “thổi bùng” tâm tư của rất nhiều người về khái niệm “con nhà người ta”.

Bỏ túi "bí kíp" giúp bạn trở thành một công dân hạnh phúc trong thời đại của tâm lý số đông ảnh 6

Chính lúc này, cảm xúc riêng đã trở thành yếu tố chúng ta đặt lên bàn phím. Chính lúc này, câu hỏi đặt ra là: Có phải đây là chiến dịch “giăng bẫy” đã được tinh vi đặt vào nhằm “bật lửa” cho trận chiến của công dân mạng - những con người đa cảm và dễ bị tác động từ hiệu ứng đám đông?

Và liệu những người dùng thực sự - các trẻ em có thật lòng quan tâm đến vấn đề: “Ai là nhà vô địch?” hay bọn trẻ chỉ uống vì đó là sữa chúng thích, vị chúng yêu? Và chúng ta - những công dân trưởng thành nhảy vào cuộc chiến xanh - đỏ vì bảo vệ lợi ích của bọn trẻ? Hãy chúng ta chỉ cần một chiến thắng cho quan điểm của mình?

Vậy làm thế nào để chúng ta trở thành “công dân” hạnh phúc ở nơi mà người ta vẫn đánh tráo khái niệm thực, ảo? Hãy thử áp dụng 4 cách “thần thánh” về “cẩm nang sinh tồn” dành cho công dân mạng trong vương quốc 4.0 mà anh Sơn Lê gợi ý xem nhé:

Sơn Lê, Influencer Marketing Manager của AnyMind Group

Cách 1: Ngưng đi tìm sự thật. Chúng ta hay có thói quen truy vấn đến tận cùng của sự thật. Khi sự thật được “khai sáng”, chúng ta sẽ làm gì tiếp theo? Sự thật lúc ấy còn cần thiết nữa hay không? Anh Sơn Lê tin rằng: Chúng ta cần tập trung vào chất lượng thay vì những “bề chìm” vì điều đó tạo cơ hội cho những sản phẩm tốt đến gần nhất với mọi người. Trong vương quốc 4.0, sự thật đôi khi lại trở thành rào cản.

Cách 2: Đừng cố biến mình trở thành mắt xích của một đám đông. Thay vào đó, chúng ta nên hỏi xem bản thân chúng ta cần gì, tìm kiếm điều gì ở sản phẩm/ dịch vụ đó. Ở thời đại mở, bạn không cần phải cố chạy theo nhận định của một đám đông, một giá trị lý tính nhất định như: Nhãn hàng nổi tiếng, chương trình khuyến mãi khủng, item đang nổi đình nổi đám. Bạn chỉ cần ưu tiên mong muốn và sự cần thiết của mình.

Bỏ túi "bí kíp" giúp bạn trở thành một công dân hạnh phúc trong thời đại của tâm lý số đông ảnh 8

Cách 3: Mạng xã hội là kênh thông tin có tính kết nối “siêu nhanh” với chi phí sản xuất nội dung là 0 đồng. Ai cũng có thể trở thành “toà báo”. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa báo chí truyền thống thoái trào. Khi cần tra cứu thông tin chính xác thì đây là những nguồn tin cậy. Bạn có thể tham khảo từ báo, từ influencer (người có tầm ảnh hưởng).

Theo thống kê từ Nielsen, 92% người dùng social tin vào lời khuyên của người khác và 70% bình luận từ các Page cộng đồng là nguồn tin cậy thứ 3. Social 4.0 là “phễu” nội dung với nhiều tầng: thông tin đại trà đúng – sai trộn lẫn, thông tin được chắt lọc đến từ các báo chí truyền thống và influencer. Điều bạn cần chỉ là hãy chọn nguồn tin cậy.

Cách 4: Vì social 4.0 chỉ là tiểu vương quốc thông tin gói trong màn hình, nếu bạn không thích hãy chọn cách... vuốt lên.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm