"Chiếc khẩu trang" vào đề thi học kỳ, gợi mở xu hướng đề thi liên quan tới dịch bệnh?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Đề thi cuối học kỳ môn Văn của khối 10 trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM) đang được lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội. “Nhân vật” chính là chiếc khẩu trang, một đồ vật không thể thiếu với bất cứ ai trong hai năm gần đây. 

Trước một đề văn “dễ mà không dễ", mỗi bạn học sinh đều có cách phản ứng riêng với đề thi. Hoàng Quân (lớp 10, THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM) chia sẻ cảm nhận của mình: “Mình cảm thấy đề thi của trường rất thiết thực và gần gũi với tụi mình. Hiện tại dịch bệnh đang có xu hướng bùng phát nhưng mình thấy nhiều người không đeo khẩu trang. Sau khi làm bài xong mình nghiệm ra nhiều điều cho bản thân hơn nữa”.

"Chiếc khẩu trang" vào đề thi học kỳ, gợi mở xu hướng đề thi liên quan tới dịch bệnh? ảnh 1

Đề thi cuối kì môn Văn của trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM).

Gia Khánh (lớp 11, THPT Nguyễn Thị Minh Khai) chia sẻ: “Khi đọc đề thi Văn trường bạn, mình lập tức suy nghĩ đến vị thế của chiếc khẩu trang trước và sau dịch, kiểu như trước dịch tại sao mọi người lại đeo khẩu trang, rồi tại sao nhiều người phản đối, thậm chí biểu tình, chỉ vì một đồ vật nhỏ xíu như vậy. Mình nhận ra chiếc khẩu trang còn đại diện cho tính cá nhân của mỗi người nữa, ví dụ như một anh bạn mình biết đeo khẩu trang để… hoà nhập dễ hơn, vì anh bị chứng lo lắng xã hội, hay một nhỏ bạn khác không thích đeo khẩu trang vì nó khiến bạn nổi mụn”.

"Chiếc khẩu trang" vào đề thi học kỳ, gợi mở xu hướng đề thi liên quan tới dịch bệnh? ảnh 2

Khẩu trang đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại - Ảnh: Internet

Minh Duy (THPT chuyên Trần Đại Nghĩa) thì chọn ý tưởng đưa chiếc khẩu trang chu du thế giới: “Với mình, khẩu trang đúng là biểu tượng văn hoá vì trước khi dịch, mình biết đến hình ảnh khẩu trang qua các idol Hàn Quốc cùng chiếc khẩu trang đen làm phụ kiện. Cũng ở một góc độ khác, mình nhận thấy khẩu trang là vật bất ly thân của những các mẹ, các chị “ninja Lead” ở Việt Nam. Mỗi quốc gia sẽ có cho mình một lý do để đeo khẩu trang, nhưng dịch COVID-19 đã cho toàn thế giới một lí do chung, đó chính là để bảo vệ bản thân".

Có thể thấy, những đề văn có nội dung gần gũi chính là cơ hội để teen bộc lộ suy nghĩ của bản thân về những sự việc thường ngày tưởng nhỏ nhặt nhưng lại có sức ảnh hưởng to lớn. Đồng thời, teen cũng được thỏa sức sáng tạo trong khuôn khổ, với nguồn cảm hứng từ chính trải nghiệm cá nhân của mình.

"Chiếc khẩu trang" vào đề thi học kỳ, gợi mở xu hướng đề thi liên quan tới dịch bệnh? ảnh 6
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

"Rì viu" học phí trường đại học cho 2K7 định hướng nhóm ngành Xã hội - Nhân văn

"Rì viu" học phí trường đại học cho 2K7 định hướng nhóm ngành Xã hội - Nhân văn

HHT - Với người chơi hệ xã hội, mê viết lách, thuyết trình hay làm việc với con người, chắc chắn các ngành Xã hội - Nhân văn là lựa chọn sáng giá. Tuy nhiên, nên học ngành nào, trường nào và học phí ra sao lại là điều khiến nhiều teen băn khoăn. Dưới đây là những ngôi trường vừa có chất lượng đào tạo tốt, vừa có mức học phí hợp lý.
ĐH Monash (Úc) đạt thứ hạng cao nhất từ trước đến nay trên BXH Đại học thế giới QS 2026

ĐH Monash (Úc) đạt thứ hạng cao nhất từ trước đến nay trên BXH Đại học thế giới QS 2026

Đại học Monash tiếp tục khẳng định vị thế trong nhóm 50 đại học hàng đầu thế giới khi đạt thành tích ấn tượng trên Bảng Xếp hạng Đại học Thế giới QS World University Rankings (QS WUR) 2026. Trường đã tăng một bậc so với năm ngoái, vươn lên hạng 36 toàn cầu, thứ hạng cao nhất trong lịch sử xếp hạng của Monash cho đến nay.
100HRS Global Creative Marathon: Cuộc chiến sáng tạo không ngủ của những tài năng trẻ

100HRS Global Creative Marathon: Cuộc chiến sáng tạo không ngủ của những tài năng trẻ

Trong ngành công nghiệp phim hoạt hình, tốc độ là yếu tố then chốt để đảm bảo tiến độ dự án. Một bộ phim hoạt hình 3D thường mất hằng tháng, thậm chí nhiều năm để hoàn thành. Thế nhưng, tại "100HRS Global Creative Marathon", các thí sinh chỉ có đúng 100 giờ liên tục để tạo ra một sản phẩm chất lượng cao. Đây không chỉ là thử thách về kỹ thuật mà còn là bài kiểm tra khả năng chịu áp lực và làm việc nhóm của những nhà làm phim trẻ.